Máy bay không người lái đang định hình lại chiến trường như thế nào?

Thế giới đang thức giấc trước thực tế của chiến tranh hiện đại, khi những vũ khí 'phi đối xứng' như UAV đang vẽ lại hình thái chiến trường.

Những hình ảnh về tình thế tiến thoái lưỡng nan, khi đánh chặn máy bay không người lái (UAV) của các hệ thống phòng không. Đó là đoạn video tại Libya, một UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã phá hủy hệ thống phòng không Pantsir-S1 và ở Nagorno-Karabakh, hệ thống phòng không hiện đại S-300 (đều do Nga chế tạo), bị UAV Harop tự sát do Israel chế tạo phá hủy.

Những hình ảnh về tình thế tiến thoái lưỡng nan, khi đánh chặn máy bay không người lái (UAV) của các hệ thống phòng không. Đó là đoạn video tại Libya, một UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã phá hủy hệ thống phòng không Pantsir-S1 và ở Nagorno-Karabakh, hệ thống phòng không hiện đại S-300 (đều do Nga chế tạo), bị UAV Harop tự sát do Israel chế tạo phá hủy.

Trong các cuộc xung đột ở Libya và Nagorno-Karabakh năm ngoái, UAV vũ trang hoạt động rất hiệu quả, do các hệ thống phòng không trên mặt đất không thể vô hiệu hóa được UAV; do vậy UAV mới có các cuộc tấn công dễ dàng vào các lực lượng có phòng không yếu.

Trong các cuộc xung đột ở Libya và Nagorno-Karabakh năm ngoái, UAV vũ trang hoạt động rất hiệu quả, do các hệ thống phòng không trên mặt đất không thể vô hiệu hóa được UAV; do vậy UAV mới có các cuộc tấn công dễ dàng vào các lực lượng có phòng không yếu.

Các chuyên gia cho rằng, sự cân bằng sức mạnh giữa máy bay không người lái và hệ thống phòng không đang được định hình, là chìa khóa cho các cuộc xung đột toàn cầu trong tương lai gần.

Libya, Nagorno-Karabakh và cả Syria vừa cho chúng ta thấy, nếu lực lượng chiến đấu không thể bảo vệ không phận của họ, thì việc sử dụng quy mô lớn các UAV, có thể khiến tính mạng binh lính trở nên cực kỳ nguy hiểm; Justin Bronk, một nhà nghiên cứu không quân tại Hoàng gia Anh viết như vậy.

UAV vũ trang Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, đã gây chú ý trong cuộc xung đột ở Libya năm ngoái, khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai loại vũ khí này để bảo vệ chính phủ Tripoli do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, chống lại phe Khalifa Hifter, người dựa vào hệ thống Pantsir của Nga.

UAV vũ trang Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, đã gây chú ý trong cuộc xung đột ở Libya năm ngoái, khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai loại vũ khí này để bảo vệ chính phủ Tripoli do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, chống lại phe Khalifa Hifter, người dựa vào hệ thống Pantsir của Nga.

Nguyên nhân thành công của UAV TB-2 đó là sử dụng tên lửa Roketsan, phóng từ bên ngoài tầm phòng không của các hệ thống Pantsir-S1 của Nga, những chiếc UAV vũ trang TB2 đã giúp ngăn chặn bước tiến của phe Hifter.

Nguyên nhân thành công của UAV TB-2 đó là sử dụng tên lửa Roketsan, phóng từ bên ngoài tầm phòng không của các hệ thống Pantsir-S1 của Nga, những chiếc UAV vũ trang TB2 đã giúp ngăn chặn bước tiến của phe Hifter.

Sau đó ở khu vực Nagorno-Karabakh, trong cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, lý do UAV TB-2 thành công rực rỡ trên chiến trường, là do lực lượng phòng không của Armenia quá mỏng, thậm chí trước khi cuộc chiến nổ ra, còn có tư tưởng “chủ quan khinh địch” UAV của Azerbaijan.

Sau đó ở khu vực Nagorno-Karabakh, trong cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, lý do UAV TB-2 thành công rực rỡ trên chiến trường, là do lực lượng phòng không của Armenia quá mỏng, thậm chí trước khi cuộc chiến nổ ra, còn có tư tưởng “chủ quan khinh địch” UAV của Azerbaijan.

Thổ Nhĩ Kỳ, nước ủng hộ Azerbaijan, đã bán cho Azerbaijan UAV TB2 trước cuộc xung đột. Những chiếc TB2 cùng với các loại UAV tự sát Harop của Israel, đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của phía Azerbaijan, khi phá hủy 134 xe tăng của Armenia; trong khi Azerbaijan chỉ thiệt hại 22 chiếc.

Thổ Nhĩ Kỳ, nước ủng hộ Azerbaijan, đã bán cho Azerbaijan UAV TB2 trước cuộc xung đột. Những chiếc TB2 cùng với các loại UAV tự sát Harop của Israel, đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của phía Azerbaijan, khi phá hủy 134 xe tăng của Armenia; trong khi Azerbaijan chỉ thiệt hại 22 chiếc.

Thổ Nhĩ Kỳ thành công trong chế tạo UAV chính là bắt đầu từ việc học hỏi đối tác Israel; lúc đầu họ cũng mua và thuê UAV của Israel, sau đó sao chép thành công nghệ của riêng mình. Nhưng chiếc TB2 có cấu hình khí động học tương tự như Heron, trong khi UAV Anka tương tự như Hermes 450 của Israel.

Thổ Nhĩ Kỳ thành công trong chế tạo UAV chính là bắt đầu từ việc học hỏi đối tác Israel; lúc đầu họ cũng mua và thuê UAV của Israel, sau đó sao chép thành công nghệ của riêng mình. Nhưng chiếc TB2 có cấu hình khí động học tương tự như Heron, trong khi UAV Anka tương tự như Hermes 450 của Israel.

Nhà sản xuất Bayraktar đã bán UAV TB2 cho Qatar và Ukraine, trong khi Serbia đang đi trên con đường của Thổ Nhĩ Kỳ, khi mua lại những chiếc Wing Loong II của Trung Quốc, để nâng tầm trở thành đối thủ cạnh tranh với UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhà sản xuất Bayraktar đã bán UAV TB2 cho Qatar và Ukraine, trong khi Serbia đang đi trên con đường của Thổ Nhĩ Kỳ, khi mua lại những chiếc Wing Loong II của Trung Quốc, để nâng tầm trở thành đối thủ cạnh tranh với UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng trên thực tế, UAV có phải là vũ khí “bất bại”? hoặc chí ít là loại vũ khí “phi đối xứng” hiệu quả. Trên thực tế, UAV chỉ có thể phát huy tác dụng, khi tham chiến với một lực lượng có khả năng phòng không yếu. Còn với những quốc gia có khả năng phòng không mạnh, UAV không hề phát huy tác dụng.

Nhưng trên thực tế, UAV có phải là vũ khí “bất bại”? hoặc chí ít là loại vũ khí “phi đối xứng” hiệu quả. Trên thực tế, UAV chỉ có thể phát huy tác dụng, khi tham chiến với một lực lượng có khả năng phòng không yếu. Còn với những quốc gia có khả năng phòng không mạnh, UAV không hề phát huy tác dụng.

Minh chứng rõ nhất là hệ thống phòng không Vòm Sắt (Iron Dome) của Israel trong cuộc xung đột với lực lượng vũ trang Hamas của Palestine vừa qua, đã bắn hạ toàn bộ số UAV tự sát; hoặc UAV của phiến quân Syria, nhiều lần tập kích căn cứ quân sự Nga, đều bị phá hủy hoàn toàn.

Minh chứng rõ nhất là hệ thống phòng không Vòm Sắt (Iron Dome) của Israel trong cuộc xung đột với lực lượng vũ trang Hamas của Palestine vừa qua, đã bắn hạ toàn bộ số UAV tự sát; hoặc UAV của phiến quân Syria, nhiều lần tập kích căn cứ quân sự Nga, đều bị phá hủy hoàn toàn.

Một số quốc gia, bao gồm cả Anh, đang tăng cường khả năng phòng thủ cho các lực lượng mặt đất. Quân đội Anh gần đây đã đặt hàng một hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn/tầm trung, có tên là Sky Sabre, có thể tiêu diệt hoàn toàn các loại UAV như TB2 hoặc Harop.

Một số quốc gia, bao gồm cả Anh, đang tăng cường khả năng phòng thủ cho các lực lượng mặt đất. Quân đội Anh gần đây đã đặt hàng một hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn/tầm trung, có tên là Sky Sabre, có thể tiêu diệt hoàn toàn các loại UAV như TB2 hoặc Harop.

Vì là phương tiện bay không người lái, do vậy UAV cũng dễ dàng bị chế áp bởi các phương tiện chế áp điện tử. Thậm chí những chiếc UAV Reaper vũ trang rất hiện đại của Mỹ, gặp rất nhiều vấn đề rắc rối với các hệ thống tác chiến điện tử của Nga.

Vì là phương tiện bay không người lái, do vậy UAV cũng dễ dàng bị chế áp bởi các phương tiện chế áp điện tử. Thậm chí những chiếc UAV Reaper vũ trang rất hiện đại của Mỹ, gặp rất nhiều vấn đề rắc rối với các hệ thống tác chiến điện tử của Nga.

Quân đội của các quốc gia, sẽ không “xem nhẹ” khả năng của UAV, khi chứng kiến màn thực chiến tại chiến trường Syria, Libya và Nagorno-Karabakh vừa qua. Bằng chứng là nhiều quốc gia đã tiến hành củng cố hệ thống phòng không tầm thấp, mà họ đã “bỏ quên” trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là các quốc gia không có lực lượng không quân mạnh.

Quân đội của các quốc gia, sẽ không “xem nhẹ” khả năng của UAV, khi chứng kiến màn thực chiến tại chiến trường Syria, Libya và Nagorno-Karabakh vừa qua. Bằng chứng là nhiều quốc gia đã tiến hành củng cố hệ thống phòng không tầm thấp, mà họ đã “bỏ quên” trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là các quốc gia không có lực lượng không quân mạnh.

Gần đây nhiều hệ thống phòng không tầm thấp, được coi là có hiệu quả trong việc khắc chế UAV, đó là hệ thống SA-17 của Nga, có tầm bắn 75 km so với 10 km của tên lửa phóng từ UAV TB2, hoặc SA-15 rẻ hơn và chứa nhiều hơn với tầm bắn 10 km.

Gần đây nhiều hệ thống phòng không tầm thấp, được coi là có hiệu quả trong việc khắc chế UAV, đó là hệ thống SA-17 của Nga, có tầm bắn 75 km so với 10 km của tên lửa phóng từ UAV TB2, hoặc SA-15 rẻ hơn và chứa nhiều hơn với tầm bắn 10 km.

Các sản phẩm của phương Tây bao gồm hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến NASAMS, đây là chiếc ô phòng không giúp bảo vệ thủ đô Washington, DC, với tầm bắn khoảng 15 km và NASAMS 2 với tầm bắn 30- 40 km, cũng là những lựa chọn được quan tâm.

Các sản phẩm của phương Tây bao gồm hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến NASAMS, đây là chiếc ô phòng không giúp bảo vệ thủ đô Washington, DC, với tầm bắn khoảng 15 km và NASAMS 2 với tầm bắn 30- 40 km, cũng là những lựa chọn được quan tâm.

Thế giới đang thức giấc trước thực tế của chiến tranh hiện đại, khi liên tiếp chứng kiến những cuộc chiến tranh cục bộ, nhưng với tính chất ác liệt. Những loại vũ khí công nghệ cao như máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, đã được các nhóm vũ trang nhỏ hơn sử dụng. Chính điều này đang viết lại thực tế chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thế giới đang thức giấc trước thực tế của chiến tranh hiện đại, khi liên tiếp chứng kiến những cuộc chiến tranh cục bộ, nhưng với tính chất ác liệt. Những loại vũ khí công nghệ cao như máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, đã được các nhóm vũ trang nhỏ hơn sử dụng. Chính điều này đang viết lại thực tế chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.

UAV đời mới của Nga sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong tương lai, khi mà các phi công tiêm kích có thể tự điều khiển UAV cùng lúc với chiếc chiến đấu cơ. Nguồn: LaMagfa.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/may-bay-khong-nguoi-lai-dang-dinh-hinh-lai-chien-truong-nhu-the-nao-1541039.html