Mặc áo thêu 'hình rồng' như vua, vì sao Bao Công không bị 'trảm'?

Tai sao hình tượng Bao Công luôn mặc một chiếc áo thêu hình 'rồng' khi ở công đường mà không bị phạt bởi theo quan niệm xưa, chỉ vua mới được mặc áo thêu rồng.

Trong thời quân chủ, rồng được xem là tượng trưng cho quyền lực tối cao; hình rồng được trang trí trên các vật dụng của vua chúa. Một trong nhưng đồ vật tiêu biểu cho uy quyền của nhà vua là chiếc áo thêu rồng, hay còn được gọi là “Long Bào” hoặc “Hoàng Bào”.

Trong thời quân chủ, rồng được xem là tượng trưng cho quyền lực tối cao; hình rồng được trang trí trên các vật dụng của vua chúa. Một trong nhưng đồ vật tiêu biểu cho uy quyền của nhà vua là chiếc áo thêu rồng, hay còn được gọi là “Long Bào” hoặc “Hoàng Bào”.

Năm 960 tại Trung Quốc, Tống Thái Tổ phát động chính biến "Hoàng bào gia thân", thành lập nhà Tống. Từ đấy về sau, mặc long bào sẽ được coi là biểu hiện cho ý đồ phản loạn với bất kỳ người nào – chỉ trừ chính hoàng đế. Bị phát hiện hình rồng trên trang phục cũng đồng nghĩa với án chu di cho cả gia tộc.

Năm 960 tại Trung Quốc, Tống Thái Tổ phát động chính biến "Hoàng bào gia thân", thành lập nhà Tống. Từ đấy về sau, mặc long bào sẽ được coi là biểu hiện cho ý đồ phản loạn với bất kỳ người nào – chỉ trừ chính hoàng đế. Bị phát hiện hình rồng trên trang phục cũng đồng nghĩa với án chu di cho cả gia tộc.

Tuy nhiên, hình tượng Bao Công phổ biến nhất trong các loại hình nghệ thuật là một vị quan phá án như thần, trên công đường luôn mặc một chiếc áo thêu hình "rồng".

Tuy nhiên, hình tượng Bao Công phổ biến nhất trong các loại hình nghệ thuật là một vị quan phá án như thần, trên công đường luôn mặc một chiếc áo thêu hình "rồng".

Vậy tại sao Bao Công không bị kết tội phản loạn? Thực tế là chiếc áo của Bao Thanh Thiên không thêu hình rồng, hay ít nhất không thêu hình rồng giống trang phục vua chúa.

Vậy tại sao Bao Công không bị kết tội phản loạn? Thực tế là chiếc áo của Bao Thanh Thiên không thêu hình rồng, hay ít nhất không thêu hình rồng giống trang phục vua chúa.

Chiếc áo này thời cổ được gọi là "mãng bào", con vật được trang trí lên áo là "mãng" hay chính là sự cách điệu giống rồng của loài trăn.

Chiếc áo này thời cổ được gọi là "mãng bào", con vật được trang trí lên áo là "mãng" hay chính là sự cách điệu giống rồng của loài trăn.

Áo mãng làm giống áo rồng, gần gũi với bậc chí tôn nhưng ít hơn một ngón. Mãng bào là trang phục quan lại Trung Quốc thời xưa, vị trí chỉ dưới long bào của vua.

Áo mãng làm giống áo rồng, gần gũi với bậc chí tôn nhưng ít hơn một ngón. Mãng bào là trang phục quan lại Trung Quốc thời xưa, vị trí chỉ dưới long bào của vua.

Điểm khác biệt lớn nhất là "long" có năm ngón chân còn "mãng" chỉ có bốn ngón. Ở Trung Quốc, trong suốt thời Minh, mãng bào thường là một quà tặng của vua ban thưởng cho công thần.

Điểm khác biệt lớn nhất là "long" có năm ngón chân còn "mãng" chỉ có bốn ngón. Ở Trung Quốc, trong suốt thời Minh, mãng bào thường là một quà tặng của vua ban thưởng cho công thần.

Ngoài ra, màu sắc long bào là màu vàng trong khi trang phục mà Bao Công mặc đa phần đều là màu đen. Hơn nữa, họa tiết rồng trên long bào vua mặc là thăng long tức là hình đầu rồng hướng lên trên, còn mãng bào thì rồng hướng xuống dưới.

Ngoài ra, màu sắc long bào là màu vàng trong khi trang phục mà Bao Công mặc đa phần đều là màu đen. Hơn nữa, họa tiết rồng trên long bào vua mặc là thăng long tức là hình đầu rồng hướng lên trên, còn mãng bào thì rồng hướng xuống dưới.

Điển chế nhà Thanh quy định: "Quan tam phẩm trở lên áo thêu chín mãng, lục phẩm trở lên áo thêu tám mãng, các cấp ở dưới áo thêu năm mãng". Mãng bào ở hai nhà Minh – Thanh là biểu tượng của địa vị người người đều hướng tới.

Điển chế nhà Thanh quy định: "Quan tam phẩm trở lên áo thêu chín mãng, lục phẩm trở lên áo thêu tám mãng, các cấp ở dưới áo thêu năm mãng". Mãng bào ở hai nhà Minh – Thanh là biểu tượng của địa vị người người đều hướng tới.

Mời các bạn xem video: Nhà vua Thái Lan ban danh hiệu Hoàng hậu cho một nữ tướng. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/mac-ao-theu-hinh-rong-nhu-vua-vi-sao-bao-cong-khong-bi-tram-1673223.html