Lưu Bá Ôn trăn trối 12 chữ gì ứng nghiệm hơn 100 năm sau?

Được đánh giá là một trong 'Thập đại quân sư kiệt xuất nhất', Lưu Bá Ôn mưu trí, tài năng hơn người. Trước khi chết, ông để lại lời trăn trối 12 chữ. Sau hơn 100 năm, lời trăn trối này ứng nghiệm.

 Lưu Bá Ôn (1311 - 1375) được nhiều người biết đến với vai trò công thần khai quốc của nhà Minh. Ông đã dùng mưu trí, tài năng của mình để giúp Chu Nguyên Chương thống nhất giang sơn và gây dựng nhà Minh vững mạnh.

Lưu Bá Ôn (1311 - 1375) được nhiều người biết đến với vai trò công thần khai quốc của nhà Minh. Ông đã dùng mưu trí, tài năng của mình để giúp Chu Nguyên Chương thống nhất giang sơn và gây dựng nhà Minh vững mạnh.

Vào năm 1375, Lưu Bá Ôn lâm trọng bệnh. Biết tin, Chu Nguyên Chương cử tể tướng Hồ Duy Dung cùng thái y đến thăm bệnh. Tuy nhiên, bệnh tình của Lưu Bá Ôn không có khởi sắc dù dùng thuốc quý. Khoảng 1 tháng sau đó, ông qua đời, hưởng thọ 64 tuổi.

Vào năm 1375, Lưu Bá Ôn lâm trọng bệnh. Biết tin, Chu Nguyên Chương cử tể tướng Hồ Duy Dung cùng thái y đến thăm bệnh. Tuy nhiên, bệnh tình của Lưu Bá Ôn không có khởi sắc dù dùng thuốc quý. Khoảng 1 tháng sau đó, ông qua đời, hưởng thọ 64 tuổi.

Trước khi qua đời, Lưu Bá Ôn gọi con trai đến và nói lời trăn trối 12 chữ: "Chín đời sau, nhà họ Lưu sẽ xuất hiện một thiên tài". Sau khi nói xong, ông trút hơi thở cuối cùng.

Trước khi qua đời, Lưu Bá Ôn gọi con trai đến và nói lời trăn trối 12 chữ: "Chín đời sau, nhà họ Lưu sẽ xuất hiện một thiên tài". Sau khi nói xong, ông trút hơi thở cuối cùng.

Kể từ sau cái chết của Lưu Bá Ôn, hậu duệ của ông liên tiếp gặp bi kịch. Trong đó, con trai cả của Lưu Bá Ôn là Lưu Diễn bị tể tướng Hồ Duy Dung ép nhảy xuống giếng tự sát.

Kể từ sau cái chết của Lưu Bá Ôn, hậu duệ của ông liên tiếp gặp bi kịch. Trong đó, con trai cả của Lưu Bá Ôn là Lưu Diễn bị tể tướng Hồ Duy Dung ép nhảy xuống giếng tự sát.

Tiếp đến, con trai thứ của Lưu Bá Ôn là Lưu Cảnh bị bắt vào nhà lao vì dám nói "ngai vàng đã bị soán ngôi". Thời gian ngắn sau đó, Lưu Cảnh treo cổ tự sát trong nhà lao.

Tiếp đến, con trai thứ của Lưu Bá Ôn là Lưu Cảnh bị bắt vào nhà lao vì dám nói "ngai vàng đã bị soán ngôi". Thời gian ngắn sau đó, Lưu Cảnh treo cổ tự sát trong nhà lao.

Trong những năm tiếp theo, gia tộc của Lưu Bá Ôn sa sút và dần rút lui khỏi bộ máy chính quyền của nhà Minh. Họ sống bình dị qua ngày và ghi nhớ lời trăn trối của Lưu Bá Ôn.

Trong những năm tiếp theo, gia tộc của Lưu Bá Ôn sa sút và dần rút lui khỏi bộ máy chính quyền của nhà Minh. Họ sống bình dị qua ngày và ghi nhớ lời trăn trối của Lưu Bá Ôn.

Theo đó, con cháu của Lưu Bá Ôn chăm chỉ học tập, tôi luyện bản thân để thành tài. Nhờ đó, sau hơn 100 năm, gia tộc họ Lưu khôi phục lại uy tín, dần dần phát triển trở lại.

Theo đó, con cháu của Lưu Bá Ôn chăm chỉ học tập, tôi luyện bản thân để thành tài. Nhờ đó, sau hơn 100 năm, gia tộc họ Lưu khôi phục lại uy tín, dần dần phát triển trở lại.

Đặc biệt, sau 9 thế hệ, Lưu Du xuất hiện và chứng minh lời trăn trối của Lưu Bá Ôn đã ứng nghiệm. Từ nhỏ, Lưu Du đã bộc lộ là người thông minh, ham học và thích nghiên cứu văn hóa, lịch sử.

Đặc biệt, sau 9 thế hệ, Lưu Du xuất hiện và chứng minh lời trăn trối của Lưu Bá Ôn đã ứng nghiệm. Từ nhỏ, Lưu Du đã bộc lộ là người thông minh, ham học và thích nghiên cứu văn hóa, lịch sử.

Khi trưởng thành, Lưu Du ngày càng có phong thái giống Lưu Bá Ôn. Đặc biệt, Lưu Du có khả năng tiên đoán chính xác. Tương truyền, Lưu Du tiên tri về một thảm họa thiên nhiên sẽ xảy ra ở địa phương. Ông đưa ra dự đoán này dựa vào kiến thức thiên văn cổ đại và quan sát các hiện tượng thiên thể. Lời tiên đoán của ông ứng nghiệm khiến mọi người kinh ngạc và thán phục.

Khi trưởng thành, Lưu Du ngày càng có phong thái giống Lưu Bá Ôn. Đặc biệt, Lưu Du có khả năng tiên đoán chính xác. Tương truyền, Lưu Du tiên tri về một thảm họa thiên nhiên sẽ xảy ra ở địa phương. Ông đưa ra dự đoán này dựa vào kiến thức thiên văn cổ đại và quan sát các hiện tượng thiên thể. Lời tiên đoán của ông ứng nghiệm khiến mọi người kinh ngạc và thán phục.

Sự việc này giúp tên tuổi của Lưu Du được nhiều người biết đến. Về sau, Lưu Du làm quan cho nhà Minh, cống hiến tài năng phò tá Minh Thế Tông (1507 - 1567) - hoàng đế thứ 12 của nhà Minh. Nhờ Lưu Du, gia tộc họ Lưu trở lại thời kỳ huy hoàng. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Sự việc này giúp tên tuổi của Lưu Du được nhiều người biết đến. Về sau, Lưu Du làm quan cho nhà Minh, cống hiến tài năng phò tá Minh Thế Tông (1507 - 1567) - hoàng đế thứ 12 của nhà Minh. Nhờ Lưu Du, gia tộc họ Lưu trở lại thời kỳ huy hoàng. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/luu-ba-on-tran-troi-12-chu-gi-ung-nghiem-hon-100-nam-sau-1934966.html