Loài rắn lạ có màu sắc óng ánh ở Việt Nam, chuyên gia kinh ngạc

Trên tạp chí Copeia, một nhóm nhà khoa học Mỹ và Việt Nam đã công bố phát hiện một loài rắn mới và lạ tại Việt Nam vào năm 2019 trong quá trình nghiên cứu đa dạng sinh học ở rừng và núi tại đây.

Con rắn này có màu sắc óng ánh, vảy chuyển đổi màu xanh lam và xanh lục dưới ánh sáng, với vảy nhỏ và hoa văn kỳ lạ, là một loài chưa từng được mô tả trước đó.

Loài rắn lạ này được phát hiện ở tỉnh Hà Giang, giáp Trung Quốc, chúng sống dưới mặt đất và không có cơ quan thụ cảm ánh sáng trong mắt.

Con rắn mới được phát hiện là một loài thuộc giống Achalinus quý hiếm, còn được gọi là "rắn vảy kỳ lạ". Cho tới nay, giới nghiên cứu chỉ biết 13 loài thuộc họ này, 6 trong số đó đến từ Việt Nam. Đây là một trong những nhóm bò sát ít được nghiên cứu nhất.

Các nhà khoa học gọi loài rắn này là Achalinus zugorum, một loài rắn vảy kỳ lạ được xem là quý hiếm vì vảy của chúng trải rộng ra thay vì chồng lên nhau như các loài khác.

Việc phát hiện này là một phần của nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, nơi mà các loài động vật và thực vật đang đối diện với nguy cơ do hoạt động khai thác đá, phá rừng và khai thác quá mức các loài.

Nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho loài rắn mới này để vinh danh người quản lý bò sát và lưỡng cư đã nghỉ hưu của Viện Smithsonian.

Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh, việc bảo tồn các loài mới phát hiện này cần có chính sách và chiến lược quản lý hợp lý từ các cơ quan chức năng để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của chúng.

Mời quý độc giả xem thêm video: Kỳ lạ loài rắn biết bay phổ biến ở Việt Nam.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-ran-la-co-mau-sac-ong-anh-o-viet-nam-chuyen-gia-kinh-ngac-1962033.html