Loài chó kỳ lạ có thể giải độc cóc

So với các loài khác trong họ chó, lửng chó có nhiều đặc điển khác thường, như sử dụng nhiều thực vật trong chế độ ăn, leo trèo cây giỏi và ngủ đông ở những vùng có khí hậu lạnh giá.

Lửng chó (Nyctereutes procyonoides) thuộc họ chó (Canidae), có nguồn gốc từ khu vực Đông Á, chúng là loài bản địa ở vùng Amur của Nga, Đông Trung Quốc, Bắc Việt Nam và Lào

Lửng chó trưởng thành có chiều dài thân 54-61 cm, đuôi dài 16-18 cm, nặng 3-5 kg. Chúng có đầu nhỏ, tai tròn, mõm ngắn và hơi nhọn, chân ngắn

Bộ lông lửng chó dài và thô, màu vàng hung, xám, đầu, mõm và bốn vó chân đen. Lông đuôi rậm, màu xám

Loài vật họ chó này sống trên ở khu vực savan cây bụi, ven các nương rẫy, dọc theo khe suối. Chúng có sống đơn độc, kiếm ăn từ chập tối đến nửa đêm

Chúng ăn động vật gặm nhấm, chim chóc, giun đất, côn trùng, ốc hến, ếch nhái, một số củ, quả, hạt cây lương thực, xác thối và cả đồ ăn thừa của con người

Lửng chó là loài ăn thịt hiếm hoi có thể ăn những con cóc có chất độc trên da. Chúng làm điều này bằng cách tiết ra nhiều nước bọt để pha loãng chất độc

Loài chó lạ này sinh sản vào các tháng 4, 5, 6. Chúng mang thai 60 ngày, mỗi lứa đẻ 3 – 4 con trong tổ tự làm ở các bụi cây rậm. Con non trưởng thành sinh dục sau 10 tháng

Lửng chó có nhiều đặc điển khác thường, như sử dụng nhiều thực vật trong chế độ ăn, leo trèo cây giỏi và ngủ đông ở những vùng có khí hậu lạnh giá

Mặc dù rất giống gấu mèo (Procyon lotor), lửng chó không có quan hệ họ hàng gần với loài vật sống ở Bắc Mỹ này. Lửng chó có họ hàng gần nhất với các loài cáo (chi Vulpes)

Có bốn phân loài lửng chó được công nhận, gồm lửng chó Ussuri (N. p. ussuriensis), lửng chó Trung Hoa (N. p. procyonoides), lửng chó Triều Tiên (N. p. koreensis) và lửng chó Vân Nam (N. p. orestes).

Lửng chó Nhật Bản (Nyctereutes viverrinus) hay tanuki từng được coi là một phân loài của lửng chó

Vào thập niên 1940, lửng chó đã được du nhập vào các vùng phía Tây của Liên Xô (Kavkaz, Ukraina và Belarus) để khai thác da, lông

Số lượng lửng chó ở Việt Nam không còn nhiều, và có ít dữ liệu khoa học về loài vật này ở trong nước được công bố

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/loai-cho-ky-la-co-the-giai-doc-coc-post555048.antd