Loài cây kỳ lạ sống 300 năm ở Bắc Cực vẫn nở hoa rực rỡ

Cây la bàn, khoa học gọi là Silene acaulis, là một loài thực vật đặc biệt có khả năng sống lâu đến 300 năm ở vùng Bắc cực lạnh giá.

Quần đảo Svalbard ở Bắc Cực, nơi cây la bàn sinh sống, trải qua thời gian dài không thấy ánh mặt trời vào mùa đông, nhưng mùa xuân lại mang lại ánh sáng không ngừng.

Hình dạng và khung cây giúp cây la bàn chống lại gió mạnh, lạnh và thiếu dưỡng chất ở vùng cực.

Loài thực vật đặc biệt này được gọi là "cây la bàn" do dùng để xác định phương hướng, từ nam đến bắc, như một cái la bàn.

Cấu trúc mái vòm của cây giúp giải quyết vấn đề nghèo chất dinh dưỡng ở vùng cực bằng cách giữ lại lá chết bên trong mái vòm để bón phân hiệu quả.

Mỗi cây la bàn chỉ cần tạo ra một hạt giống để tái sinh trong vòng đời của mình, và sau khi hoa tàn, hạt giống được bảo vệ trong lớp nang cho đến khi thoát ra và chu du vào cuộc sống hoang dã của Bắc cực.

Sự ngoan cường của loài cây la bàn là vũ khí bí mật giúp chúng sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt này.

Loài thực vật này trở thành một biểu tượng của sức sống mãnh liệt trong tự nhiên.

Mời quý độc giả xem thêm video: Kỳ lạ cái cây mọc ngược khiến các nhà thực vật học bối rối.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-cay-ky-la-song-300-nam-o-bac-cuc-van-no-hoa-ruc-ro-1980808.html