Lộ 'hộp bí mật' mang sự sống Trái Đất đến hành tinh khác

Theo kế hoạch của NASA, đi cùng tàu vũ trụ Artemis I là chiếc hộp bí mật chỉ to bằng hộp đựng giày, mang theo những thứ đặc biệt từ Trái Đất.

 NASA đã tiết lộ về những thành công ban đầu của sứ mệnh BioSentinel nhằm tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra cho sự sống ở không gian sâu thẳm.

NASA đã tiết lộ về những thành công ban đầu của sứ mệnh BioSentinel nhằm tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra cho sự sống ở không gian sâu thẳm.

Tàu vũ trụ cỡ nhỏ BioSentinel đã lên Mặt Trăng cùng với Artemis I, tàu vũ trụ mà NASA phóng thành công hôm 16/11 trong chuyến đi "tiền trạm" cho sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng lần nữa của Mỹ.

Tàu vũ trụ cỡ nhỏ BioSentinel đã lên Mặt Trăng cùng với Artemis I, tàu vũ trụ mà NASA phóng thành công hôm 16/11 trong chuyến đi "tiền trạm" cho sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng lần nữa của Mỹ.

Trong khi Artemis I chuẩn bị cho cuộc trở lại của con người thì BioSentinel âm thầm dùng Mặt Trăng để lấy đà tiến sâu vào không gian.

Trong khi Artemis I chuẩn bị cho cuộc trở lại của con người thì BioSentinel âm thầm dùng Mặt Trăng để lấy đà tiến sâu vào không gian.

Các nhà khoa học NASA cho biết họ đã thu được thành công tín hiệu từ con tàu vũ trụ mini này ngay sau vụ phóng Artemis I.

Các nhà khoa học NASA cho biết họ đã thu được thành công tín hiệu từ con tàu vũ trụ mini này ngay sau vụ phóng Artemis I.

Chỉ nhỏ bằng một chiếc hộp đựng giày nhưng BioSentinel mang trong mình những đại diện vinh dự của Trái Đất - các vi sinh vật dưới dạng men, tuy bé nhỏ nhưng đủ để các nhà nghiên cứu thông qua nó mà tìm hiểu những tác động của môi trường vũ trụ lên sinh vật Trái Đất.

Chỉ nhỏ bằng một chiếc hộp đựng giày nhưng BioSentinel mang trong mình những đại diện vinh dự của Trái Đất - các vi sinh vật dưới dạng men, tuy bé nhỏ nhưng đủ để các nhà nghiên cứu thông qua nó mà tìm hiểu những tác động của môi trường vũ trụ lên sinh vật Trái Đất.

Theo Giám đốc dự án BioSentinel Matt Napoli, hiện công tác tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA, sau một chút trục trặc khi triển khai vào hôm 16/11 và cú lấy đà từ Mặt Trăng thành công hôm 22/11, hiện nay con tàu đã hoạt động ổn định, đang hướng các tấm pin về phía Mặt Trời để sạc và dự kiến bắt đầu hành trình thử nghiệm vào tháng sau.

Theo Giám đốc dự án BioSentinel Matt Napoli, hiện công tác tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA, sau một chút trục trặc khi triển khai vào hôm 16/11 và cú lấy đà từ Mặt Trăng thành công hôm 22/11, hiện nay con tàu đã hoạt động ổn định, đang hướng các tấm pin về phía Mặt Trời để sạc và dự kiến bắt đầu hành trình thử nghiệm vào tháng sau.

Theo NASA, BioSentinel sẽ bay về phía xa của hệ Mặt Trời, bao gồm bay qua Sao Hỏa để đánh giá tác động của nhiều môi trường khác nhau đối với sự sống.

Theo NASA, BioSentinel sẽ bay về phía xa của hệ Mặt Trời, bao gồm bay qua Sao Hỏa để đánh giá tác động của nhiều môi trường khác nhau đối với sự sống.

Bức xạ vũ trụ vẫn là một mối nguy hiểm đáng kể đối với những người thám hiểm không gian: sự bắn phá vô hình của các hạt nguyên tử nặng cùng năng lượng cao từ pháo sáng mặt trời và siêu tân tinh có thể gây tổn thương cho cơ thể con người.

Bức xạ vũ trụ vẫn là một mối nguy hiểm đáng kể đối với những người thám hiểm không gian: sự bắn phá vô hình của các hạt nguyên tử nặng cùng năng lượng cao từ pháo sáng mặt trời và siêu tân tinh có thể gây tổn thương cho cơ thể con người.

Thật không may, bức xạ vũ trụ khó có thể tái tạo trong phòng thí nghiệm. Điều này khiến việc nghiên cứu các tác hại của nó trở thành một thách thức.

Thật không may, bức xạ vũ trụ khó có thể tái tạo trong phòng thí nghiệm. Điều này khiến việc nghiên cứu các tác hại của nó trở thành một thách thức.

Trong nỗ lực tìm ra cách đối phó với các loại bức xạ của vũ trụ, các nhà khoa học Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đã khởi động một nghiên cứu mang tên "Nhiệm vụ BioSentinel".

Trong nỗ lực tìm ra cách đối phó với các loại bức xạ của vũ trụ, các nhà khoa học Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đã khởi động một nghiên cứu mang tên "Nhiệm vụ BioSentinel".

Sứ mệnh Artemis 1 sẽ tồn tại khoảng 3 tuần trên quỹ đạo, nhưng CubeSat và BioSentinel sẽ ở trong không gian lâu hơn, khoảng 6 tháng.

Sứ mệnh Artemis 1 sẽ tồn tại khoảng 3 tuần trên quỹ đạo, nhưng CubeSat và BioSentinel sẽ ở trong không gian lâu hơn, khoảng 6 tháng.

Các nhà khoa học có thể kiểm soát từ xa các hoạt động của nấm men và các thí nghiệm kèm theo trong vệ tinh CubeSat.

Các nhà khoa học có thể kiểm soát từ xa các hoạt động của nấm men và các thí nghiệm kèm theo trong vệ tinh CubeSat.

Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/lo-hop-bi-mat-mang-su-song-trai-dat-den-hanh-tinh-khac-1780831.html