Lộ diện quốc gia Đông Nam Á mua tên lửa BrahMos từ Ấn Độ

Bất ngờ hàng xóm Philippines đã mạnh dạn chi tiền ngay đầu năm mới, để sắm tên lửa nhằm bảo vệ các mục tiêu quan trọng của đất nước trên Biển Đông.

Philippines đã ký hợp đồng với một công ty Ấn Độ về tên lửa chống hạm siêu thanh tầm trung bắn từ bờ biển, nhằm nâng cao khả năng của quốc gia này trong việc nhắm mục tiêu các tàu đối phương từ đất liền.

Philippines đã ký hợp đồng với một công ty Ấn Độ về tên lửa chống hạm siêu thanh tầm trung bắn từ bờ biển, nhằm nâng cao khả năng của quốc gia này trong việc nhắm mục tiêu các tàu đối phương từ đất liền.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và người đứng đầu tập đoàn BrahMos Aerospace, Atul Dinkar Rane, đã ký thỏa thuận trị giá 18,9 tỷ peso (tương đương 368 triệu USD) cho ba khẩu đội tên lửa chống hạm Brahmos trong một buổi họp trực tuyến.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và người đứng đầu tập đoàn BrahMos Aerospace, Atul Dinkar Rane, đã ký thỏa thuận trị giá 18,9 tỷ peso (tương đương 368 triệu USD) cho ba khẩu đội tên lửa chống hạm Brahmos trong một buổi họp trực tuyến.

Một khẩu đội tên lửa thường bao gồm ba bệ phóng tự động, di động với hai hoặc ba ống tên lửa, mỗi ống được trang bị công nghệ chỉ huy và điều khiển, radar, cùng các phương tiện và đơn vị hỗ trợ.

Một khẩu đội tên lửa thường bao gồm ba bệ phóng tự động, di động với hai hoặc ba ống tên lửa, mỗi ống được trang bị công nghệ chỉ huy và điều khiển, radar, cùng các phương tiện và đơn vị hỗ trợ.

Theo thông tấn xã chính thức của Philippines, buổi lễ ký kết hợp đồng được tổ chức tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở thủ đô Manila, cũng có sự tham dự của đại sứ Ấn Độ tại Philippines.

Theo thông tấn xã chính thức của Philippines, buổi lễ ký kết hợp đồng được tổ chức tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở thủ đô Manila, cũng có sự tham dự của đại sứ Ấn Độ tại Philippines.

Sự kiện diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Bộ trưởng Lorenzana ký thông báo trao thưởng cho nỗ lực mua lại BrahMos của Hải quân Philippines.

Sự kiện diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Bộ trưởng Lorenzana ký thông báo trao thưởng cho nỗ lực mua lại BrahMos của Hải quân Philippines.

BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất.

BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất.

BrahMos được phát triển dựa trên sự hợp tác nghiên cứu giữa tập đoàn NPO Mashinostroeyenia của Nga với tổ chức nghiên cứu và phát triển Bộ Quốc phòng của Ấn Độ với dự án BrahMos Aerospace Private Limited (mở rộng tầm hoạt động của BrahMos trên không).

BrahMos được phát triển dựa trên sự hợp tác nghiên cứu giữa tập đoàn NPO Mashinostroeyenia của Nga với tổ chức nghiên cứu và phát triển Bộ Quốc phòng của Ấn Độ với dự án BrahMos Aerospace Private Limited (mở rộng tầm hoạt động của BrahMos trên không).

Cái tên BrahMos là tên viết tắt của hai con sông Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga. Loại tên lửa này có vận tốc 2,5 đến 2,8 Mach. Nó nhanh hơn 3,5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ. Mẫu siêu thanh mới cũng đang được nghiên cứu và phát triển.

Cái tên BrahMos là tên viết tắt của hai con sông Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga. Loại tên lửa này có vận tốc 2,5 đến 2,8 Mach. Nó nhanh hơn 3,5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ. Mẫu siêu thanh mới cũng đang được nghiên cứu và phát triển.

Ấn Độ thì muốn BrahMos lấy nền tảng từ tên lửa hành trình tầm trung P-700 Granit, còn Nga thì muốn dựa trên thiết kế của tên lửa hành trình tầm ngắn P-800 Oniks (Yakhont) để thích hợp với hiệp định kiểm soát công nghệ tên lửa. Động cơ đẩy được lấy từ tên lửa của Nga trong khi hệ thống dẫn đường được phát triển bởi tập đoàn BrahMos.

Ấn Độ thì muốn BrahMos lấy nền tảng từ tên lửa hành trình tầm trung P-700 Granit, còn Nga thì muốn dựa trên thiết kế của tên lửa hành trình tầm ngắn P-800 Oniks (Yakhont) để thích hợp với hiệp định kiểm soát công nghệ tên lửa. Động cơ đẩy được lấy từ tên lửa của Nga trong khi hệ thống dẫn đường được phát triển bởi tập đoàn BrahMos.

Nhấn mạnh tính cấp thiết của việc mua sắm, dự án đã được Tổng thống Rodrigo Duterte phê duyệt nhanh chóng vào năm 2020, được chuyển từ giai đoạn 3 của chương trình hiện đại hóa mà chính phủ Philippines lên kế hoạch trong giai đoạn 2023-2027.

Nhấn mạnh tính cấp thiết của việc mua sắm, dự án đã được Tổng thống Rodrigo Duterte phê duyệt nhanh chóng vào năm 2020, được chuyển từ giai đoạn 3 của chương trình hiện đại hóa mà chính phủ Philippines lên kế hoạch trong giai đoạn 2023-2027.

Bộ trưởng Lorenzana trước đó cho biết việc giao các hệ thống đầu tiên dự kiến sẽ bắt đầu trong vòng một năm kể từ khi ký hợp đồng, đây là một thỏa thuận giữa chính phủ Philippines với chính phủ Ấn Độ.

Bộ trưởng Lorenzana trước đó cho biết việc giao các hệ thống đầu tiên dự kiến sẽ bắt đầu trong vòng một năm kể từ khi ký hợp đồng, đây là một thỏa thuận giữa chính phủ Philippines với chính phủ Ấn Độ.

BrahMos được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động hoặc bằng vệ tinh và nó có hệ thống dẫn đường quán tính để dẫn đường giữa giờ. Đầu đạn của tên lửa có trọng lượng nặng 200 kg.

BrahMos được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động hoặc bằng vệ tinh và nó có hệ thống dẫn đường quán tính để dẫn đường giữa giờ. Đầu đạn của tên lửa có trọng lượng nặng 200 kg.

BrahMos bay trong giai đoạn tăng cường đầu tiên nhờ sử dụng nhiên liệu rắn và giai đoạn thứ hai là nhiên liệu lỏng, đẩy tên lửa tới tốc độ khoảng Mach 4, tương đương gấp bốn lần tốc độ âm thanh.

BrahMos bay trong giai đoạn tăng cường đầu tiên nhờ sử dụng nhiên liệu rắn và giai đoạn thứ hai là nhiên liệu lỏng, đẩy tên lửa tới tốc độ khoảng Mach 4, tương đương gấp bốn lần tốc độ âm thanh.

Biến thể xuất khẩu của tên lửa BrahMos có tầm bắn 290 km. Phạm vi đó được đánh giá thấp hơn để tuân thủ các thỏa thuận quốc tế, nhưng vẫn đủ để Philippines bao phủ những khu vực chiến lược của mình ở Biển Đông.

Biến thể xuất khẩu của tên lửa BrahMos có tầm bắn 290 km. Phạm vi đó được đánh giá thấp hơn để tuân thủ các thỏa thuận quốc tế, nhưng vẫn đủ để Philippines bao phủ những khu vực chiến lược của mình ở Biển Đông.

Philippines là một trong những quốc gia lên tiếng phản đối các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại các đảo ở Biển Đông. Năm 2016, Philippines đã giành được phán quyết từ tòa án quốc tế chống lại các hoạt động cải tạo và xây dựng của Trung Quốc ở đó, mặc dù Trung Quốc không công nhận phán quyết này. Nguồn ảnh: Foxt.

Philippines là một trong những quốc gia lên tiếng phản đối các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại các đảo ở Biển Đông. Năm 2016, Philippines đã giành được phán quyết từ tòa án quốc tế chống lại các hoạt động cải tạo và xây dựng của Trung Quốc ở đó, mặc dù Trung Quốc không công nhận phán quyết này. Nguồn ảnh: Foxt.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/lo-dien-quoc-gia-dong-nam-a-mua-ten-lua-brahmos-tu-an-do-1659281.html