Liên Xô không cần súng chống tăng vác vai trong Thế chiến II?

Trong Thế chiến II, chiến trường Xô-Đức sử dụng rất nhiều xe tăng, nhưng tại sao Liên Xô không phát triển súng phóng lựu chống tăng?

Trong Thế chiến II, vũ khí đe dọa với bộ binh ở các quốc gia là làm thế nào để chiến đấu với xe tăng. Xe tăng từ khi ra đời đã có tác dụng áp chế tuyệt đối đối với bộ binh, đạn không xuyên vào được, lựu đạn không có tác dụng; nên khi đối mặt với xe tăng, bộ binh chỉ còn biết tuyệt vọng bỏ chạy.

Trên thực tế, cho dù có sự trợ giúp của súng chống tăng, bộ binh khi đối mặt với xe tăng cũng cảm thấy lo sợ, bởi vì súng chống tăng không thể đảm bảo có thể tiêu diệt được xe tăng; lý do là vỏ giáp xe tăng càng ngày càng dày hơn. Thật sự rất khó để tiêu diệt một chiếc xe tăng chỉ bằng một loạt đạn xuyên giáp.

Nhưng điều khó hiểu là Liên Xô đã rất xem nhẹ súng phóng lựu trong Thế chiến II. Không giống như Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh đã phát triển nhiều loại súng phóng lựu chống tăng, Liên Xô trong Thế chiến II thực sự không có khẩu súng phóng lựu chống tăng nào.

Súng phóng lựu chống tăng rất hiệu quả đối trong tiêu diệt xe tăng, tại sao quân đội Liên Xô không sản xuất? Lý do là khi đó, Quân đội Liên Xô rất nhiều súng, pháo chống tăng.

Pháo chống tăng được Liên Xô trang bị vào đầu Chiến tranh Xô-Đức chủ yếu là pháo chống tăng 45mm, trong quân đội Liên Xô có rất nhiều loại pháo chống tăng cỡ nòng này, phổ biến nhất là loại pháo chống tăng 45mm kiểu 1937. Các tài liệu chính thức gọi nó là súng chống tăng 53-K, có biệt danh là Sorokapyatka.

Trên thực tế, tính năng của loại pháo chống tăng này tương tự như loại pháo chống tăng hạng nhẹ 37mm của Đức; nhưng hỏa lực của nó thực sự mạnh hơn. Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Xô-Đức, pháo chống tăng 53-K có thể xuyên thủng giáp trước xe tăng hạng trung Panzer III ở cự ly gần, hoặc tiêu diệt xe tăng hạng trung Panzer IV, nếu tấn công ở bên cạnh.

Vào thời điểm đó, quân Đức có pháo chống tăng Pak-40 cỡ nòng 75mm, Anh có pháo chống tăng QF-17 cũng có cỡ nòng 75mm. Nhưng điều này không có nghĩa là Liên Xô không có vũ khí chống tăng ở phân khúc này. Vào thời điểm đó, Liên Xô chủ yếu dựa vào hỏa lực của khẩu 76,2mm ZIS-3; đây cũng là hỏa lực chống tăng mà bộ binh Liên Xô dựa vào nhiều nhất trong Thế chiến II.

Với số lượng khổng lồ lên tới 100.000 khẩu, pháo chống tăng 76,2mm ZIS-3 thực sự là pháo chống tăng chủ lực của Quân đội Liên Xô, nhất là giai đoạn sau của cuộc chiến. Mặt khác, Quân đội Liên Xô dùng các loai lựu pháo chủ lực như 122mm M30 hay lựu pháo 152mm ML để biến thành pháo chống tăng khi cần thiết.

Trong giai đoạn đầu của Thế chiến II, súng trường chống tăng chủ lực được quân đội Liên Xô trang bị là súng chống tăng PTRS do Simonov thiết kế và súng chống tăng PTRD do Jeggarev thiết kế. Hai loại súng chống tăng này rất mạnh và có thể xuyên thủng thép giáp đồng nhất dày 50 mm đến 60 mm ở khoảng cách 100 mét.

Sức mạnh của hai mẫu súng chống tăng của Liên Xô, là đỉnh cao của súng trường chống tăng trong Thế chiến II, và nó có thể tạo ra mối đe dọa đối với xe tăng hạng trung số 3 và xe tăng hạng trung số 4 của Đức. Tuy nhiên cái giá phải trả là súng có độ giật rất lớn, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Do đó, Quân đội Liên Xô trong Thế chiến II đã có một chương trình giáo dục đặc biệt dành cho các xạ thủ súng trường chống tăng, trong sổ tay chiến thuật đã chỉ rõ cho binh lính cách đối phó với xe tăng; tức là sử dụng súng trường chống tăng để tấn công các điểm yếu của xe tăng như cửa sổ quan sát, kính tiềm vọng, bánh xe chủ động, cửa sổ làm mát động cơ...

Vai trò của sách hướng dẫn chiến thuật là rõ ràng, và những người lính thiết giáp Đức thường phát hiện ra rằng, xe tăng của họ bị hỏng hóc không rõ nguyên nhân, khiến xe tăng phải rút lui khỏi trận chiến. Nói chung, súng trường chống tăng của Liên Xô, cũng là những mối đe dọa với lực lượng thiết giáp của Quân đội Đức quốc xã.

Về việc hỏa lực chống tăng của Liên Xô mạnh đến mức nào, chúng ta có thể quan sát trực quan từ Trận chiến vòng cung Kursk năm 1943. Vào thời điểm đó, mật độ súng pháo chống tăng trên mỗi km tiền duyên phòng ngự của quân đội Liên Xô là 20 khẩu. Cứ 100 mét chiều sâu, bố trí pháo chống tăng, súng trường chống tăng hoặc đội chống tăng, v.v.

Ngoài pháo chống tăng 76,2mm ZIS-3 tiêu chuẩn và pháo chống tăng 53-K, vào cuối giai đoạn cuộc chiến, hỏa lực chống tăng của quân đội Liên Xô còn được tăng cường pháo chống tăng nòng dài 85mm Đ44 và pháo chống tăng 57mm M42, có khả năng xuyên giáp rất mạnh.

Trong suốt thế chiến II, chỉ riêng loại súng, pháo chống tăng của Quân đội Liên Xô đã tiêu thụ hết 3,5 triệu viên đạn; điều này cho thấy hỏa lực chống tăng của Quân đội Liên Xô mạnh như thế nào. Do vậy, không khó để thấy rằng, hỏa lực chống tăng mạnh mẽ như vậy, đã khiến quân đội Liên Xô không có nhu cầu về súng phóng lựu chống tăng trong chiến tranh.

Hơn nữa, quân đội Liên Xô vào thời điểm đó đang tiến hành chiến tranh phòng ngự trong toàn chiến tuyến; trong chiến đấu phòng ngự, pháo chống tăng quan trọng hơn súng phóng lựu.

Sau trận vòng cung Kursk, quân đội Liên Xô bước vào giai đoạn phản công, lúc này quân đội Đức chứ không phải quân đội Liên Xô cần tăng cường hỏa lực chống tăng cá nhân, vì vậy quân đội Liên Xô đương nhiên coi thường súng phóng lựu.

Nhưng từ khi bắt đầu chiến tranh Lạnh, tình hình đã thay đổi, và Liên Xô lúc này lại đi đầu trong phát triển các mẫu súng phóng lựu chống tăng và nổi tiếng nhất là khẩu PRG-7 được sử dụng đến tận ngày nay.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/lien-xo-khong-can-sung-chong-tang-vac-vai-trong-the-chien-ii-1795366.html