Libya rối ren: Tên lửa Iskander Algeria chờ khai hỏa, Ai Cập sẵn sàng chiến

Tình hình Libya trở lên phức tạp, khi có thêm Algeria sẵn sàng tham chiến; trong khi đó Quân đội Ai Cập được lệnh sẵn sàng vượt qua biên giới để hỗ trợ Quân đội tự do của Libya do Thống chế Khalif Haftar lãnh đạo.

Theo tin từ Trung Đông, ngày 30/7, Quốc hội Ai Cập đã thông qua nghị quyết cho phép các hoạt động quân sự của quân đội nước này tại Libya. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi nghị quyết của Quốc hội Ai Cập được thông qua, người ta đã thấy tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander xuất hiện gần biên giới Libya. Ảnh: Xe tăng của Quân đội Ai Cập đã áp sát biên giới Libya - Nguồn: Sina

Hiện nay tình hình ở Libya hết sức rối ren và phức tạp, Chính phủ Hòa hợp Dân tộc (GNA), không chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, mà có cả Algeria và Tunisia chống lưng; và những hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander xuất hiện gần biên giới Libya đang thuộc quyền sở hữu của Quân đội Algeria. Ảnh: Một khẩu đội tên lửa Iskander của Quân đội Algeria - Nguồn: Sina

Nguồn tin tình báo Mỹ cho biết, Algeria đã bố trí tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander mà họ mua của Nga gần biên giới; sẵn sàng ngăn cản các lực lượng vũ trang Ai Cập, nếu tiến hành cuộc xâm lược quân sự vào Libya. Ảnh: Tên lửa Iskander của Nga - Nguồn: Wikipedia

Hiện tại, Algeria có bốn tiểu đoàn trang bị tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander do Nga sản xuất và Algeria là quốc gia duy nhất sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga trên lục địa châu Phi. Ảnh: Tên lửa Iskander của Nga - Nguồn: Wikipedia

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander được thiết kế để tiêu diệt các trung tâm chỉ huy của đối phương, các mục tiêu có giá trị chiến thuật cao; nếu tên lửa Iskander được sử dụng, phe LNA của Thống chế Khalif Haftar và quân đội Ai Cập sẽ đối mặt với sự đe dọa của tên lửa Iskander. Ảnh: Tên lửa Iskander của Nga - Nguồn: Wikipedia

Nếu Ai Cập đưa quân vượt biên giới vào Libya, họ không chỉ có nguy cơ đụng độ với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang có mặt tại Libya, phe GNA mà còn đối mặt với sự đe dọa của tên lửa Iskander. Ảnh: Quân đội Ai Cập - Nguồn: Wikipedia

. Nhà lãnh đạo Ai Cập, Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi đã chấp nhận chơi ván bài Libya, khi đồng ý triển khai quân đội ở nước láng giềng Libya. Đây là tình huống có thể dẫn đến xung đột khu vực, kéo theo nhiều lực lượng tham gia. Ảnh: Lực lượng Quân đội tự do Libya (LNA) - Nguồn: AFP

Khi quân đội Ai Cập vượt qua biên giới phía tây, tình hình có thể phát triển theo một số trường hợp, với 100.000 binh lính, dựa vào lực lượng thiết giáp hùng mạnh, sẽ buộc Chính phủ Hòa hợp Dân tộc (GNA) dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Saraji phải rút lui khỏi biên giới và thay đổi cán cân quyền lực ở Libya, giúp Thống chế Khalif Haftar kiểm soát hoàn toàn Libya. Ảnh: Quân đội Algeria - Nguồn: Nguồn: Wikipedia

Nhưng đánh giá từ tình hình hiện tại ở Libya, nếu Ai Cập tiến hành tham chiến, thì Libya lập tức trở thành chiến trường chung; Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria và Tunisia sẽ trực tiếp đưa quân đội vào Libya và giao chiến trực tiếp với Quân đội Ai Cập. Cuộc chiến tại Libya lúc này không phải là cuộc chiến ủy nhiệm nữa, mà là cuộc chiến của các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. Ảnh: Quân đội Algeria - Nguồn: Nguồn: Wikipedia

Tại Châu Phi, sức mạnh quân sự của Ai Cập không phải bàn cãi, nhưng quân đội các quốc gia trong khu vực cũng không phải là lực lượng dễ bắt nạt, nhất là Quân đội Algeria, được tổ chức rất tốt, được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, trong đó có cả tên lửa đạn đạo Iskander, máy bay chiến đấu Su-30MKI. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-30MKI của Không quân Algeria - Nguồn: Wikipedia

Việc các thành viên Quốc hội Ai Cập trao quyền cho Tổng thống Abdul Fatah Al-Sisi, để “bảo vệ người Libya” và giúp củng an ninh quốc gia của Ai Cập. Nếu Ai Cập đưa quân vào Libya, đây sẽ là quốc gia đầu tiên tham gia đầy đủ vào cuộc xung đột Libya kể từ hoạt động của NATO năm 2011. Ảnh: Lính đánh thuê nước ngoài tham chiến ở Libya - Nguồn: GETTY IMAGES

Tuần trước, Hạ viện Libya (không được quốc tế công nhận), đã tổ chức một cuộc họp tại Tobruk ở phía đông Libya, để cho phép Ai Cập can thiệp vào cuộc xung đột ở Libya và kêu gọi “nỗ lực chung giữa anh em hai nước”. Ảnh: Chính phủ Hòa hợp Dân tộc (GNA) chuẩn bị tiến tới TP Sirte - Nguồn: REUTERS

Đại diện của Quân đội Quốc gia Libya của Tướng Khalifa Haftar cho rằng, cần phải "đánh bại những kẻ chiếm đóng” (ám chỉ Thổ Nhĩ Kỳ). Với việc can thiệp của Ai Cập và Algeria, tình hình Libya càng trở lên hỗn loạn và vượt xa tầm kiểm soát. Ảnh: Nguyên soái Khalifa Haftar - Chỉ huy Quân đội Quốc gia Libya (LNA) - Nguồn: AHVAL NEWS

Video Thủ đô Tripoli - Libya bị không kích - Nguồn: VTC14

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/libya-roi-ren-ten-lua-iskander-algeria-cho-khai-hoa-ai-cap-san-sang-chien-1419171.html