Lancet bị bắt bài trên chiến trường?

Phương Tây đang phải ngưỡng mộ vũ khí Nga, trong đó có Lancet. Tuy nhiên, giới quân sự cũng nói về một nhược điểm của vũ khí này.

Binh sĩ Nga triển khai Lancet tại Ukraine.

Theo Business Insider, các chuyên gia Mỹ chú ý đến đòn tấn công mới đặc biệt của loại đạn lảng vảng Lancet của Nga, có phát nổ cách mục tiêu 1,5 mét.

Đòn tấn công kiểu mới này từng phá hủy xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ sản xuất. Sau khi phát nổ, những khối kim loại nóng chảy bay vào xe.

Đây là cách tấn công kiểu phản lực tích lũy, hay nói theo thuật ngữ khoa học là EFP - "chất nổ xuyên thấu". Loại vũ khí này khiến lớp vỏ và lưới chống năng lượng tích lũy lắp trên xe bọc thép gần như vô dụng.

Để giảm hiệu quả từ đòn đánh của Lancet, binh sĩ Ukraine đã gắn giáp phản ứng nổ Kontakt-1 do Liên Xô phát triển lên nhiều xe tăng thiết giáp, trong đó có Leopard của Đức.

"Nhưng cách tích hợp này không phù hợp với các phương tiện hạng nhẹ. Ở đó cần có lớp giáp thụ động", Sam Cranny-Evans và Sidharth Kaushal, chuyên gia Anh từ Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia giải thích.

Ngược lại, một chuyên gia của Forbes lại lưu ý: "Ở Iraq, người Mỹ đã lắp đặt thêm áo giáp composite trên xe đa năng Hummer (HMMWV). Đúng vậy, điều này đã làm tăng trọng lượng xe lên 4 tấn và giảm khả năng cơ động, trong khi hiệu quả không thực sự tốt".

Thông minh hơn, chính xác hơn

Các nhà phân tích được Business Insider trích dẫn cho rằng Lancet có công cụ đo xa laser bao gồm hai camera quang học, đảm bảo kích nổ đạn ở khoảng cách tối ưu phía trước mục tiêu.

Ngoài ra, dòng UAV này còn có khả năng hoạt động tự động: hệ thống thông minh tự tìm kiếm và xác định mục tiêu có mức độ ưu tiên cao hơn. Chính sự tối tân của Lancet lại là điểm yếu của chúng khi Ukraine có thể vô hiệu những UAV này bằng tác chiến điện tử (EW).

Báo Mỹ cho rằng, dù những cái đầu thông minh phương Tây có thể đưa ra bất kỳ phương tiện chiến đấu nào để chống lại Lancet, nhưng, theo nhà thiết kế chính của công ty Zala Aero (nhà sản xuất Lancet), giờ đây đối phương chỉ còn một điều duy nhất là cố gắng bắn hạ Lancet.

Nhưng điều này cực kỳ có khó khăn; hai cánh hình chữ X mang lại cho thiết bị khả năng cơ động cao. Phạm vi chiến đấu cũng ngày càng tăng.

Vào tháng 9 và tháng 10, phiên bản Lancet mới đã tấn công chính xác hai mục tiêu đơn lẻ tại sân bay Ukraine gần thành phố Kryvyi Rih. Khoảng cách tới mục tiêu tính từ điểm phóng là khoảng 80 km - gấp đôi mức được coi là tối đa cho đến thời điểm đó.

Lancet phiên bản mới

Mặc dù việc sản xuất Lancet đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn không đủ cho tiền tuyến. Cùng với đó, Nga đã phát triển phiên bản rẻ hơn nhưng vẫn có thiết kế và tính năng tương tự Lancet được định danh là Scalpel.

UAV Scalpel có giá thấp hơn 10 lần so với bản Lancet ban đầu. Những cỗ máy khá đơn giản này, nhưng khi sử dụng trên quy mô lớn theo "bầy đàn máy bay không người lái", có thể tỏ ra rất hiệu quả.

"Với việc sử dụng ồ ạt các vũ khí giá rẻ như Scalpel, hệ thống phòng không đối thủ sẽ quá tải, không thể đối phó với số lượng lớn như vậy trong cùng một thời điểm. Đó là lý do tại sao ra đời UAV như Scalpel", Denis Fedutinov, chuyên gia về Hàng không không người lái Nga cho biết.

Chuyên gia này cho biết thêm rằng: "Không chỉ có đạn lảng vảng mà cả các hệ thống trinh sát không người lái cũng được sử dụng với số lượng lớn hơn nhiều trong thực tế chiến đấu và đã phát huy hiệu quả".

Hiện tại, vì nhiều lý do khác nhau, số lượng thiết bị Scalpel mới được sản xuất không quá 20 chiếc mỗi tháng. Tuy nhiên, trải nghiệm sử dụng này được coi là rất tích cực.

Denis Fedutinov cho biết thêm, việc tương tác chặt chẽ với những người tham gia trực tiếp vào các trận chiến đấu sẽ giúp sản phẩm trở nên hoàn hảo. Thêm một "dụng cụ phẫu thuật" khác chắc chắn sẽ không "thừa" đối với các quân nhân Nga.

Clip tên lửa Kornet Nga phá hủy xe chiến đấu Ukraine.

Tiến Thành

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/lancet-bi-bat-bai-tren-chien-truong-post663379.html