Kỳ lạ 'vũ khúc đầu đỏ' ở Vườn quốc gia Tràm Chim

Tràm Chim là một trong những vườn quốc gia đẹp ở Việt Nam sở hữu nhiều hệ sinh thái đặc trưng như quần xã sen, rừng tràm, lúa trời,… đặc biệt là nơi cư ngụ của hơn 200 chim, trong đó có sếu đầu đỏ, một tài sản thiên thiên vô giá.

 Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) với diện tích là khoảng 7.313ha. Nơi này được công nhận là khu Ramsar (khu bảo tồn ngập nước) thứ 2.000 của thế giới và thứ 4 của Việt Nam.

Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) với diện tích là khoảng 7.313ha. Nơi này được công nhận là khu Ramsar (khu bảo tồn ngập nước) thứ 2.000 của thế giới và thứ 4 của Việt Nam.

Vườn quốc gia Tràm Chim được chia làm 5 tiểu khu. Trong đó, A1 và A5 được cho hoạt động du lịch.

Vườn quốc gia Tràm Chim được chia làm 5 tiểu khu. Trong đó, A1 và A5 được cho hoạt động du lịch.

Các phân khu còn lại bao gồm A2 là bãi đẻ của chim, A3 bảo tồn các loài cá, A4 là bãi kiếm ăn chính của sếu đầu đỏ.

Các phân khu còn lại bao gồm A2 là bãi đẻ của chim, A3 bảo tồn các loài cá, A4 là bãi kiếm ăn chính của sếu đầu đỏ.

Vườn quốc gia Tràm Chim nổi bật với các kiểu quần xã đặc trưng phân bố xen kẽ với nhau: quần xã sen, lúa trời, năng, cỏ ống, mồm mốc, rừng tràm, đầm lầy, đồng cỏ ngập nước.

Vườn quốc gia Tràm Chim nổi bật với các kiểu quần xã đặc trưng phân bố xen kẽ với nhau: quần xã sen, lúa trời, năng, cỏ ống, mồm mốc, rừng tràm, đầm lầy, đồng cỏ ngập nước.

Đồng cỏ ngập nước theo mùa là một trong những hệ sinh thái khá phổ biến trong khu vực vườn quốc gia Tràm Chim.

Đồng cỏ ngập nước theo mùa là một trong những hệ sinh thái khá phổ biến trong khu vực vườn quốc gia Tràm Chim.

Những loài thực vật phát triển với mật độ cao đã thành những đồng cỏ đơn thuần, trong khi đó có những loài cùng phát triển chung với các loài thực vật khác đã tạo nên những quần xã hoặc hội đoàn thực vật tiêu biểu của vùng đất ngập nước.

Những loài thực vật phát triển với mật độ cao đã thành những đồng cỏ đơn thuần, trong khi đó có những loài cùng phát triển chung với các loài thực vật khác đã tạo nên những quần xã hoặc hội đoàn thực vật tiêu biểu của vùng đất ngập nước.

Đồng cỏ năng tại vườn quốc gia Tràm Chim có diện tích khoảng 2968 ha. Nơi đây có số lượng lớn các loại năng khác nhau sinh trưởng như: năng kim, năng ống và các loại thực vật thủy sinh khác như: súng ma, rong đuôi chồn…

Đồng cỏ năng tại vườn quốc gia Tràm Chim có diện tích khoảng 2968 ha. Nơi đây có số lượng lớn các loại năng khác nhau sinh trưởng như: năng kim, năng ống và các loại thực vật thủy sinh khác như: súng ma, rong đuôi chồn…

Ngoài ra, vườn quốc gia Tràm Chim có thêm các loại đồng cỏ như: đồng cỏ mồm, đồng cỏ ống, đồng lúa ma, lác nước…

Ngoài ra, vườn quốc gia Tràm Chim có thêm các loại đồng cỏ như: đồng cỏ mồm, đồng cỏ ống, đồng lúa ma, lác nước…

Rừng tràm tại vườn quốc gia Tràm Chim là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất, diện tích khoảng 2968ha.

Rừng tràm tại vườn quốc gia Tràm Chim là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất, diện tích khoảng 2968ha.

Đặc biệt, vườn quốc gia Tràm Chim là một trong 8 khu vực bảo tồn các loài chim quan trọng nhất của Việt Nam với hơn 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước.

Đặc biệt, vườn quốc gia Tràm Chim là một trong 8 khu vực bảo tồn các loài chim quan trọng nhất của Việt Nam với hơn 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước.

Nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như sếu đầu đỏ, te vàng, bồ nông, gà đãy Java, ngan cánh trắng, cốc đế, giang sen, bồ nông chân xám, già sói... liên tục xuất hiện nhiều ở vườn quốc gia Tràm Chim.

Nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như sếu đầu đỏ, te vàng, bồ nông, gà đãy Java, ngan cánh trắng, cốc đế, giang sen, bồ nông chân xám, già sói... liên tục xuất hiện nhiều ở vườn quốc gia Tràm Chim.

Đặc biệt, vườn quốc gia Tràm Chim nổi tiếng là nơi cư ngụ của sếu đầu đỏ, loài chim cực kỳ quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới và là biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp.

Đặc biệt, vườn quốc gia Tràm Chim nổi tiếng là nơi cư ngụ của sếu đầu đỏ, loài chim cực kỳ quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới và là biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp.

Sếu đầu đỏ có đặc điểm nổi bật gồm phần đầu, cổ của chúng trụi lông và có màu đỏ. Con trưởng thành cao 1,5-1,8 m; sải cánh 2,2 - 2,5 m và có trọng lượng 8-10 kg.

Sếu đầu đỏ có đặc điểm nổi bật gồm phần đầu, cổ của chúng trụi lông và có màu đỏ. Con trưởng thành cao 1,5-1,8 m; sải cánh 2,2 - 2,5 m và có trọng lượng 8-10 kg.

Tại Tràm Chim, chúng xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4, tháng 5, khi có mưa nhiều, sếu bắt đầu bay đi. Sếu sống theo gia đình 3-4 con, thường từ một đến 1,5 tuổi, chim con bắt đầu tách bầy và vòng đời có thể lên đến 40 năm.

Tại Tràm Chim, chúng xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4, tháng 5, khi có mưa nhiều, sếu bắt đầu bay đi. Sếu sống theo gia đình 3-4 con, thường từ một đến 1,5 tuổi, chim con bắt đầu tách bầy và vòng đời có thể lên đến 40 năm.

Hệ cá ở vườn quốc gia Tràm Chim cũng không kém phần phong phú, vừa đóng vai trò cân bằng sinh thái, vừa là nguồn thức ăn cho các loài chim. Trong đó có một số loài cá nằm trong danh sách đỏ Việt Nam như: cá còm, cá mang hổ, cá ngựa nam, cá duồng bay…

Hệ cá ở vườn quốc gia Tràm Chim cũng không kém phần phong phú, vừa đóng vai trò cân bằng sinh thái, vừa là nguồn thức ăn cho các loài chim. Trong đó có một số loài cá nằm trong danh sách đỏ Việt Nam như: cá còm, cá mang hổ, cá ngựa nam, cá duồng bay…

Hiện vườn quốc gia Tràm Chim trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn.

Hiện vườn quốc gia Tràm Chim trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn.

Mời độc giả xem video: Mời quý độc giả xem trailer phim "Cát đỏ". Nguồn: TVAd.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ky-la-vu-khuc-dau-do-o-vuon-quoc-gia-tram-chim-1581309.html