Kinh tế trang trại tạo việc làm cho lao động nông thôn Tuy Đức

Mô hình kinh tế trang trại phát triển trên địa bàn huyện Tuy Đức đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị sản lượng hàng hóa và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Nông trại Long Nguyên, thôn 2, xã Đắk Búk So được biết đến là nông trại có diện tích nhà màng lớn nhất ở huyện Tuy Đức. Nông trại có 9 nhà màng với tổng diện tích 2,8ha, được sử dụng để canh tác nhiều loại rau xanh như ớt chuông, cà chua, dưa leo baby…

Từ khi đi vào hoạt động, Nông trại Long Nguyên đã tạo việc làm thường xuyên cho 10-25 lao động với mức lương bình quân 7 triệu đồng/tháng. Thời điểm cuối năm, nhiều đơn hàng, lao động tăng ca có thể đạt mức thu nhập 10-12 triệu đồng/tháng

Mô hình kinh tế trang trại ở Tuy Đức đang tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.

Hơn 1 năm trước, bà Trần Thị Cúc ở xã Thuận Hạnh (Đắk Song) bắt đầu làm việc tại Nông trại Long Nguyên. So với công việc làm thuê trước đây, làm việc tại nông trại mang lại thu nhập ổn định hơn và phù hợp với sức khỏe, tuổi tác của bà.

“Hàng ngày công việc của tôi là chăm sóc, thu hoạch dưa leo, cà chua, ớt chuông… trong nhà kính. Công việc ở đây rất ổn định, nắng hay mưa đều đi làm được. Hiện nay chủ vườn áp dụng nhiều phương pháp canh tác mới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên môi trường làm việc rất tốt và thoải mái

Bà Trần Thị Cúc, làm việc tại Nông trại Long Nguyên

Theo bà Trần Thị Phương, Quản lý Nông trại Long Nguyên, ngay từ khi đi vào hoạt động, nông trại đã đặt mục tiêu là hỗ trợ, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Trong thời gian qua, ngoài chi trả tiền lương, tiền tăng ca đầy đủ, kịp thời, nông trại còn quan tâm chăm lo cho người lao động trong các dịp lễ, tết hoặc khi không may bị ốm đau, hoạn nạn.

Bên cạnh đó, để lao động yên tâm gắn bó với công việc, đơn vị còn hỗ trợ nơi ở cho các công nhân ở xa. Trong quá trình làm việc, các công nhân được chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp để sau này cũng có thể tự đầu tư, phát triển mô hình của riêng mình.

Hơn 1 năm trước, bà Trần Thị Cúc, xã Thuận Hạnh (Đắk Song) bắt đầu làm việc tại Nông trại Long Nguyên.

Các lao động làm việc tại nông trại đều rất hài lòng với công việc và thu nhập hiện tại. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn khi mở rộng quy mô, diện tích canh tác, số lượng đơn hàng tăng lên sẽ tiếp tục tạo công ăn, việc làm cho thêm nhiều lao động địa phương khác”

Bà Trần Thị Phương, Quản lý Nông trại Long Nguyên

Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn khi mở rộng quy mô, diện tích canh tác, số lượng đơn hàng tăng lên sẽ tiếp tục tạo công ăn, việc làm cho thêm nhiều lao động địa phương khác”.

Bà Phan Thị Kim Loan, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tuy Đức cho biết, ngoài các trang trại trồng rau củ, hiện nay trên địa bàn huyện Tuy Đức có 8 trang trại chăn nuôi, trong đó có 3 trang trại chăn nuôi heo, bò quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

Các trang trại đã hỗ trợ, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, điển hình như trang trại chăn nuôi bò thịt của anh Hà Trung Hiếu, thôn 1, xã Đắk Búk So, Nông trại Long Nguyên, thôn 2, xã Đắk Búk So…

Mô hình kinh tế trang trại ở Tuy Đức đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động nông thôn.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tuy Đức đánh giá, những năm gần đây, kinh tế trang trại ở Tuy Đức tăng nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình.

Kinh tế trang trại đã làm tăng khối lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, làm đổi mới tư duy, nhận thức của nông dân, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Bà Phan Thị Kim Loan, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tuy Đức

Đặc biệt, quá trình làm việc tại các trang trại, người lao động cũng được tiếp cận với các kiến thức, phương pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến, từ đó có thể tự áp dụng vào việc sản xuất của gia đình, mang lại hiệu quả cao hơn.

Thanh Hằng

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/kinh-te-trang-trai-tao-viec-lam-cho-lao-dong-nong-thon-tuy-duc-155655.html