Kinh ngạc vị Pharaoh 3.500 tuổi: Bị gãy cổ, ướp xác tới 2 lần!

Khi khám phá xác ướp Amenhotep I, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp 'mở quan tài kỹ thuật số' và phát hiện ra vị pharaoh này bị ướp xác tới 2 lần.

Amenhotep I là vị pharaoh thứ hai của Vương triều thứ 18 của Ai Cập cổ đại. Ông được cho là đã qua đời vào khoảng năm 1506-1504 trước Công nguyên và được bảo quản cẩn thận tại thời điểm đó.

Amenhotep I là vị pharaoh thứ hai của Vương triều thứ 18 của Ai Cập cổ đại. Ông được cho là đã qua đời vào khoảng năm 1506-1504 trước Công nguyên và được bảo quản cẩn thận tại thời điểm đó.

Sau 3.500 năm yên nghỉ, pharaoh Amenhotep I nổi tiếng của Ai Cập đã được "đưa ra thế giới" lần nữa qua những hình ảnh độc đáo bằng cách sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT).

Sau 3.500 năm yên nghỉ, pharaoh Amenhotep I nổi tiếng của Ai Cập đã được "đưa ra thế giới" lần nữa qua những hình ảnh độc đáo bằng cách sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT).

 Pharaoh Amenhotep I được cho là qua đời khi còn khá trẻ, trong triều đại của mình, ông đã khởi xướng những chương trình xây dựng quy mô lớn nhằm mở rộng nhiều ngôi đền. Không ai biết ông đã chết thế nào hoặc đâu là nơi chôn cất ban đầu.

Pharaoh Amenhotep I được cho là qua đời khi còn khá trẻ, trong triều đại của mình, ông đã khởi xướng những chương trình xây dựng quy mô lớn nhằm mở rộng nhiều ngôi đền. Không ai biết ông đã chết thế nào hoặc đâu là nơi chôn cất ban đầu.

Chiếc quan tài nổi tiếng của ông đã được tìm thấy vào thế kỷ thứ 19, tuy nhiên xác ướp của Amenhotep I được bọc rất tinh tế và trang trí công phu bằng nhiều vòng hoa nên các nhà khoa học đã do dự chưa mở xác ướp ra.

Chiếc quan tài nổi tiếng của ông đã được tìm thấy vào thế kỷ thứ 19, tuy nhiên xác ướp của Amenhotep I được bọc rất tinh tế và trang trí công phu bằng nhiều vòng hoa nên các nhà khoa học đã do dự chưa mở xác ướp ra.

Vì vậy nhờ công nghệ chụp CT, các nhà khoa học đã hé mở bí mật lịch sử mà không cần tác động trực tiếp vào xác ướp. Họ đã tạo ra các bản tái tạo 3D của người đàn ông bên dưới lớp băng.

Vì vậy nhờ công nghệ chụp CT, các nhà khoa học đã hé mở bí mật lịch sử mà không cần tác động trực tiếp vào xác ướp. Họ đã tạo ra các bản tái tạo 3D của người đàn ông bên dưới lớp băng.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Sahar Saleem từ Khoa Y Đại học Cairo (Ai Cập) cho biết, Amenhotep I được chôn cất với một chiếc vòng độc đáo quanh eo, làm từ các hạt vàng và khoảng 30 chiếc bùa hộ mệnh nằm bên trong các lớp vải liệm.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Sahar Saleem từ Khoa Y Đại học Cairo (Ai Cập) cho biết, Amenhotep I được chôn cất với một chiếc vòng độc đáo quanh eo, làm từ các hạt vàng và khoảng 30 chiếc bùa hộ mệnh nằm bên trong các lớp vải liệm.

Nhưng có vẻ, chiếc vòng vàng đã được đặt lên cơ thể ông... 5 thế kỷ sau khi qua đời. Bên trong quan tài là một người đàn ông thấp nhỏ hơn so với chiếc quan tài, nhưng vẫn có chiều cao rất ấn tượng so với thời đó: 1,69m, qua đời khi 35 tuổi.

Nhưng có vẻ, chiếc vòng vàng đã được đặt lên cơ thể ông... 5 thế kỷ sau khi qua đời. Bên trong quan tài là một người đàn ông thấp nhỏ hơn so với chiếc quan tài, nhưng vẫn có chiều cao rất ấn tượng so với thời đó: 1,69m, qua đời khi 35 tuổi.

Ông có hàm răng tốt đều tăm tắp cho thấy một sức khỏe còn tráng kiện, đã cắt bao quy đầu và không rõ nguyên nhân qua đời.

Ông có hàm răng tốt đều tăm tắp cho thấy một sức khỏe còn tráng kiện, đã cắt bao quy đầu và không rõ nguyên nhân qua đời.

Điều đáng buồn là trên cơ thể vị pharaoh là dấu tích của một vụ trộm mộ thảm khốc, khiến chiếc cổ của xác ướp bị gẫy, nhiều bộ phận cơ thể bị hư hại.

Điều đáng buồn là trên cơ thể vị pharaoh là dấu tích của một vụ trộm mộ thảm khốc, khiến chiếc cổ của xác ướp bị gẫy, nhiều bộ phận cơ thể bị hư hại.

Các linh mục Vương triều thứ 21 vào thế kỷ 11 trước Công nguyên từng mở xác ướp của Amenhotep I ra để phục hồi và cải táng. Họ đã cải táng ông tại Deir el-Bahari ở miền Nam Ai Cập - nơi ông được phát hiện cùng với một số xác ướp hoàng gia khác vào năm 1881.

Các linh mục Vương triều thứ 21 vào thế kỷ 11 trước Công nguyên từng mở xác ướp của Amenhotep I ra để phục hồi và cải táng. Họ đã cải táng ông tại Deir el-Bahari ở miền Nam Ai Cập - nơi ông được phát hiện cùng với một số xác ướp hoàng gia khác vào năm 1881.

Cũng chính họ đã đặt lên cơ thể xác ướp chiếc vòng vàng và các lá bùa hộ mệnh và trang hoàng cho xác ướp rất tinh tế như những gì chúng ta thấy ngày nay.

Cũng chính họ đã đặt lên cơ thể xác ướp chiếc vòng vàng và các lá bùa hộ mệnh và trang hoàng cho xác ướp rất tinh tế như những gì chúng ta thấy ngày nay.

Các đồ tùy táng cũ của Amenhotep I có thể đã bị kẻ trộm mộ cổ đại lấy đi. Sau đó, ông được cải táng vào một lăng mộ mới. Đây là một nghi lễ hiếm thấy ở Ai Cập, cải táng theo phương thức như một lần "ướp xác" thứ 2, với đầy đủ nghi lễ cho các xác ướp bị hư hại.

Các đồ tùy táng cũ của Amenhotep I có thể đã bị kẻ trộm mộ cổ đại lấy đi. Sau đó, ông được cải táng vào một lăng mộ mới. Đây là một nghi lễ hiếm thấy ở Ai Cập, cải táng theo phương thức như một lần "ướp xác" thứ 2, với đầy đủ nghi lễ cho các xác ướp bị hư hại.

Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-ngac-vi-pharaoh-3500-tuoi-bi-gay-co-uop-xac-toi-2-lan-1643706.html