Kinh ngạc 'cơm nguội' mọc đầy trên cây, người Việt hái bán kiếm bộn tiền

Cây cơm nguội được biết đến như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, là cây bụi khá quen thuộc ở Việt Nam. Giá bán cây cơm nguội dao động trong khoảng từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng/kg.

 Cây cơm nguội (Ardisia quinquegona Blume), tên gọi khác là cơm nguội năm cạnh, nổ trắng, mác ten, co cáng,… thuộc họ Đơn nem. Quả cây có màu trắng, kết thành chùm nhìn giống cơm nguội nên gọi là "cơm nguội".

Cây cơm nguội (Ardisia quinquegona Blume), tên gọi khác là cơm nguội năm cạnh, nổ trắng, mác ten, co cáng,… thuộc họ Đơn nem. Quả cây có màu trắng, kết thành chùm nhìn giống cơm nguội nên gọi là "cơm nguội".

Đây là thực vật có hoa, thân gỗ, cao khoảng 20m, cành cây rất mềm, có nhiều nhánh. Lá cơm nguội thuôn dài, mũi nhọn, hình mác, gốc lá tù. Mép lá có thể lượn sóng hoặc thẳng chiều dài của lá khoảng 5-10cm, rộng 1-3cm.

Đây là thực vật có hoa, thân gỗ, cao khoảng 20m, cành cây rất mềm, có nhiều nhánh. Lá cơm nguội thuôn dài, mũi nhọn, hình mác, gốc lá tù. Mép lá có thể lượn sóng hoặc thẳng chiều dài của lá khoảng 5-10cm, rộng 1-3cm.

Hoa thường mọc gần tán lá, trên một trục, có màu hồng phấn, có từ 5-12 hoa, dài khoảng 3cm, ở nách của lá. Quả có hình cầu với 5 cạnh to chạy dọc thân, mũi cứng đường kính khoảng 5mm. Khi quả chín có màu đen.

Hoa thường mọc gần tán lá, trên một trục, có màu hồng phấn, có từ 5-12 hoa, dài khoảng 3cm, ở nách của lá. Quả có hình cầu với 5 cạnh to chạy dọc thân, mũi cứng đường kính khoảng 5mm. Khi quả chín có màu đen.

Giống cây này phân bố rộng rãi ở một số nước Châu Á như Malaysia, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Ở nước ta, nó mọc chủ yếu ở phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc,… và một số tỉnh miền Tây nhưng không nhiều.

Giống cây này phân bố rộng rãi ở một số nước Châu Á như Malaysia, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Ở nước ta, nó mọc chủ yếu ở phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc,… và một số tỉnh miền Tây nhưng không nhiều.

Quả của cây cơm nguội có màu trắng mịn, khi chín có thể ăn. Ăn ngọt, mát, ngon miệng. Thân, rễ, lá đều có thể làm thuốc, giá trị thực tế rất cao, đặc biệt trong y học.

Quả của cây cơm nguội có màu trắng mịn, khi chín có thể ăn. Ăn ngọt, mát, ngon miệng. Thân, rễ, lá đều có thể làm thuốc, giá trị thực tế rất cao, đặc biệt trong y học.

Cây cơm nguội chứa nhiều thành phần như alcaloit như securinin, flueggein, virosin, norsecurin, dihydroallosecurinin, securiotinin, phyllanthin,... và tanin.

Cây cơm nguội chứa nhiều thành phần như alcaloit như securinin, flueggein, virosin, norsecurin, dihydroallosecurinin, securiotinin, phyllanthin,... và tanin.

Lá và cành cơm nguội có tính kháng khuẩn cao, vì thế được sử dụng để ức chế vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh. Chủ trị giảm đau, kháng viêm và trục huyết ứ đọng ở phụ nữ sau sinh.

Lá và cành cơm nguội có tính kháng khuẩn cao, vì thế được sử dụng để ức chế vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh. Chủ trị giảm đau, kháng viêm và trục huyết ứ đọng ở phụ nữ sau sinh.

Một số nghiên cứu cho thấy, cây cơm nguội giúp điều trị bệnh truyền nhiễm, viêm phổi, viêm gan, ung thư đường tiêu hóa, dạ dày, chữa chứng cam tích ở trẻ em, dùng ngoài trị lở ngứa và mụn nhọt.

Một số nghiên cứu cho thấy, cây cơm nguội giúp điều trị bệnh truyền nhiễm, viêm phổi, viêm gan, ung thư đường tiêu hóa, dạ dày, chữa chứng cam tích ở trẻ em, dùng ngoài trị lở ngứa và mụn nhọt.

Vào năm 1963, công dụng điều trị viêm nhiễm âm đạo ở phụ nữ do Trichomonas vaginalis, tiêu chảy do trùng roi Trichomonas của cây cơm nguội được chú ý và nghiên cứu.

Vào năm 1963, công dụng điều trị viêm nhiễm âm đạo ở phụ nữ do Trichomonas vaginalis, tiêu chảy do trùng roi Trichomonas của cây cơm nguội được chú ý và nghiên cứu.

Tác dụng của cây cơm nguội là kháng viêm và ức chế một số loài vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, ngăn chặn được quá trình xâm nhập của vi khuẩn đến đường ruột.

Tác dụng của cây cơm nguội là kháng viêm và ức chế một số loài vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, ngăn chặn được quá trình xâm nhập của vi khuẩn đến đường ruột.

Lá cây cơm nguội có thể thu hoạch quanh năm, mùa hoa nở là khoảng tháng 2 – tháng 8, mùa ra quả là tháng 5 – tháng 12 hàng năm. Ở một số thành phố lớn, cây cơm nguội chỉ được trồng trên các con phố để làm đẹp cảnh quan.

Lá cây cơm nguội có thể thu hoạch quanh năm, mùa hoa nở là khoảng tháng 2 – tháng 8, mùa ra quả là tháng 5 – tháng 12 hàng năm. Ở một số thành phố lớn, cây cơm nguội chỉ được trồng trên các con phố để làm đẹp cảnh quan.

Người dân thường dùng lá non của cây cơm nguội để ăn gỏi cá, nấu canh hoặc xào. Hiện nay, giá bán cây cơm nguội thường dao động trong khoảng từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng/kg.

Người dân thường dùng lá non của cây cơm nguội để ăn gỏi cá, nấu canh hoặc xào. Hiện nay, giá bán cây cơm nguội thường dao động trong khoảng từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng/kg.

Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-ngac-com-nguoi-moc-day-tren-cay-nguoi-viet-hai-ban-kiem-bon-tien-1582893.html