Kinh hãi loài 'thủy quái' nguy hiểm đặc biệt thích... nước tiểu người

Ở sông Amazon có một loài 'thủy quái' tuy nhỏ bé nhưng lại vô cùng nguy hiểm vì thích chui vào bộ phận sinh dục người và hút máu như ma cà rồng.

Cá Candiru, tên khoa học là Vandellia Cirrhosa, thuộc họ cá trê nước ngọt, có cơ thể hầu như trong suốt dài khoảng 5 cm, thường bám vào mang những con cá lớn hơn để hút máu.

Cá Candiru, tên khoa học là Vandellia Cirrhosa, thuộc họ cá trê nước ngọt, có cơ thể hầu như trong suốt dài khoảng 5 cm, thường bám vào mang những con cá lớn hơn để hút máu.

Dù kích thước nhỏ bé nhưng mức độ nguy hiểm của nó lại không kém gì các ' "thủy quái" ở sông Amazon. Người dân bản địa Amazon có lan truyền câu chuyện cho rằng chúng có khả năng... ngược dòng nước tiểu xơi "của quý" nếu lỡ đi tiểu trên sông.

Dù kích thước nhỏ bé nhưng mức độ nguy hiểm của nó lại không kém gì các ' "thủy quái" ở sông Amazon. Người dân bản địa Amazon có lan truyền câu chuyện cho rằng chúng có khả năng... ngược dòng nước tiểu xơi "của quý" nếu lỡ đi tiểu trên sông.

Dù câu chuyện này có phần hư cấu nhưng các nhà khoa học cũng không thể phủ nhận rằng loài cá này thực sự nguy hiểm với những ai xuống sông.

Dù câu chuyện này có phần hư cấu nhưng các nhà khoa học cũng không thể phủ nhận rằng loài cá này thực sự nguy hiểm với những ai xuống sông.

Cá Candiru có thói quen hút máu con mồi và ký sinh trên mang của các loài cá Amazon lớn. Không những thế, chúng có thể chui vào niệu đạo của con người để hút máu và hóa chất amoniac. Điều này có thể gây xuất huyết trong cực kỳ nguy hiểm.

Cá Candiru có thói quen hút máu con mồi và ký sinh trên mang của các loài cá Amazon lớn. Không những thế, chúng có thể chui vào niệu đạo của con người để hút máu và hóa chất amoniac. Điều này có thể gây xuất huyết trong cực kỳ nguy hiểm.

Do đặc tính về hình dạng, nên tỉ lệ Candiru chọn "của quý" làm vật chủ ký sinh là rất lớn. Chúng sẽ ở yên vị trong đó, hút no máu đến mức phình bụng ra, khiến "vật chủ" cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Do đặc tính về hình dạng, nên tỉ lệ Candiru chọn "của quý" làm vật chủ ký sinh là rất lớn. Chúng sẽ ở yên vị trong đó, hút no máu đến mức phình bụng ra, khiến "vật chủ" cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Vậy nên, người bản địa tại Brazil từ lâu đã phải rất cẩn thận mỗi khi xuống nước, nếu không muốn trải qua chuỗi ngày đau khổ vì Candiru.

Vậy nên, người bản địa tại Brazil từ lâu đã phải rất cẩn thận mỗi khi xuống nước, nếu không muốn trải qua chuỗi ngày đau khổ vì Candiru.

Cho đến nay, chỉ có một báo cáo được coi là bằng chứng về cá Candiru xâm nhập cơ thể người. Năm 1977, tại Manaus, Brazil, bệnh nhân nam được chuyển vào viện với con candiru trong niệu đạo. Sau nhiều giờ phẫu thuật, bác sĩ đã kéo xác cá ra khỏi dương vật nạn nhân.

Cho đến nay, chỉ có một báo cáo được coi là bằng chứng về cá Candiru xâm nhập cơ thể người. Năm 1977, tại Manaus, Brazil, bệnh nhân nam được chuyển vào viện với con candiru trong niệu đạo. Sau nhiều giờ phẫu thuật, bác sĩ đã kéo xác cá ra khỏi dương vật nạn nhân.

Có khoảng 9 loài Candiru (phân họ Vandelliinae) chắc chắn là cá ma cà rồng, thích nghi tuyệt vời với việc nhấm nháp hệ thống tuần hoàn máu của vật chủ.

Có khoảng 9 loài Candiru (phân họ Vandelliinae) chắc chắn là cá ma cà rồng, thích nghi tuyệt vời với việc nhấm nháp hệ thống tuần hoàn máu của vật chủ.

Vào tháng 4 năm 2019, Chiara Lubich - một nhà thủy học tại Đại học Liên bang Amazonas ở Manaus, Brazil - và các đồng nghiệp đang khảo sát và thu thập các loài cá ở Rio Negro, một con sông nhánh chính của Amazon.

Vào tháng 4 năm 2019, Chiara Lubich - một nhà thủy học tại Đại học Liên bang Amazonas ở Manaus, Brazil - và các đồng nghiệp đang khảo sát và thu thập các loài cá ở Rio Negro, một con sông nhánh chính của Amazon.

Khi nhóm đang gỡ và đo những con cá mắc vào lưới của họ, họ nhìn thấy một thứ gì đó kỳ dị bám vào hai bên hông của một loài cá trê gai (Doras phlyzakion). Những con Candiru dài vài inch — sau này được xác định trong chi Paracanthopoma — chúng cư trú ở bên hông của cá trê, một vị trí kỳ lạ cho loại ký sinh trùng thường sống ở phần mang cá dễ bị tổn thương.

Khi nhóm đang gỡ và đo những con cá mắc vào lưới của họ, họ nhìn thấy một thứ gì đó kỳ dị bám vào hai bên hông của một loài cá trê gai (Doras phlyzakion). Những con Candiru dài vài inch — sau này được xác định trong chi Paracanthopoma — chúng cư trú ở bên hông của cá trê, một vị trí kỳ lạ cho loại ký sinh trùng thường sống ở phần mang cá dễ bị tổn thương.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nhiều hơn: tổng cộng có 9 con cá trê gai, với hơn chục con Candiru ký sinh. Các nhà nghiên cứu đã đưa những con Candiru vào phòng thí nghiệm và xem xét chất chứa trong dạ dày của chúng bằng kính hiển vi, để xem chúng có đang ăn những con cá trê lớn hơn từ hai bên cơ thể hay không.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nhiều hơn: tổng cộng có 9 con cá trê gai, với hơn chục con Candiru ký sinh. Các nhà nghiên cứu đã đưa những con Candiru vào phòng thí nghiệm và xem xét chất chứa trong dạ dày của chúng bằng kính hiển vi, để xem chúng có đang ăn những con cá trê lớn hơn từ hai bên cơ thể hay không.

Nhưng họ không tìm thấy gì cả. Không có máu, da, thịt hoặc chất nhầy. Vì vậy các nhà khoa học cho rằng Candiru có thể đã không ăn gì trên cơ thể vật chủ cả, chỉ bám theo như loài cá ép (remora) thường bám trên người cá mập.

Nhưng họ không tìm thấy gì cả. Không có máu, da, thịt hoặc chất nhầy. Vì vậy các nhà khoa học cho rằng Candiru có thể đã không ăn gì trên cơ thể vật chủ cả, chỉ bám theo như loài cá ép (remora) thường bám trên người cá mập.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-hai-loai-thuy-quai-nguy-hiem-dac-biet-thich-nuoc-tieu-nguoi-1689019.html