Kiên trì cắt giảm sản lượng mang lại 'trái ngọt' cho Tổ chức OPEC+

Chính sách cắt giảm sản lượng của Tổ chức OPEC+ đã mang lại hiệu quả đặc biệt sau thời gian dài kiên trì theo đuổi.

Khi tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) thông báo việc cắt giảm sản lượng để tăng giá bán nguyên liệu thô, phần lớn ý kiến cho rằng đây là ý tưởng ngây thơ và sẽ không thành hiện thực.

Nhưng thực tế hiệu quả của biện pháp trên đã vượt quá sự mong đợi, dữ liệu vào cuối tháng 3/2024 đã cho thấy khối lượng tồn kho dầu toàn cầu giảm xuống mức thấp chỉ còn 32 triệu thùng.

Hiện tại khi thông tin về nhu cầu được đưa ra, giá "vàng đen" đang tăng lên nhanh chóng. Theo giới phân tích, yếu tố tăng trưởng thậm chí không phải sụt giảm ròng trong sản xuất và xuất khẩu, mà đó là sự kết hợp của nhiều tác động khác nhau cùng lúc.

Hầu hết các nhà dự báo dường như bỏ qua thực tế là những hạn chế trong sản xuất dầu thô và chế phầm dầu mỏ đang “đóng dấu” và khuếch đại tác động gây rối loạn của các sự kiện chính trị không lường trước được lên cán cân thị trường.

Nếu Tổ chức OPEC+ không cắt giảm sản lượng, hiệu ứng của những sự kiện tác động có thể sẽ giảm bớt. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, mọi yếu tố bất thường đều có thể dẫn đến việc giá bán tăng mạnh.

Bất chấp sự chế giễu của các đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ và Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) thân Washington, các quốc gia thành viên OPEC+ vẫn kiên trì thực hiện chính sách của mình.

Chính sách trên khiến một số nhà phân tích cho rằng OPEC+ sẽ không còn đường lùi và tổ chức này sẽ phải thực hiện việc cắt giảm sản lượng lâu dài nếu không muốn giá giảm mạnh, họ thậm chí phải làm ngay khi có dấu hiệu nhỏ nhất của việc tăng sản lượng (ví dụ ở Mỹ).

Một số khác cho rằng Tổ chức OPEC+ sẽ phải giải thể hoặc đối diện với những vấn đề nghiêm trọng. Nhận định trên được củng cố khi Angola không thể chịu đựng được áp lực đã rời khỏi liên minh, tuy nhiên bước đi của họ bị nhận xét là sai lầm rất lớn.

Sau quá trình đầy khó khăn ban đầu, hiện tại việc cắt giảm sản lượng của Tổ chức OPEC+ cuối cùng đã mang lại hiệu quả, khi thị trường cảm nhận được sự thiếu hụt về nguồn cung.

Tất nhiên trong bối cảnh những biến động về tình hình địa chính trị trên toàn cầu, hạn ngạch sản xuất vẫn là yếu tố quan trọng giúp ổn định giá dầu ở mức đủ để sinh lời.

"Việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ đã chứng tỏ hiệu quả, thậm chí vượt dự kiến. Thị trường toàn cầu đang gặp phải tình trạng thiếu hụt hoặc đang trên đà trở nên khan hiếm", ông Michael Xue - chiến lược gia dầu mỏ tại Ngân hàng Deutsche Bank cho biết.

Sự kiên trì của các nước xuất khẩu dưới sự bảo trợ của OPEC+ đã vượt qua cả nỗ lực to lớn của những nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ - đây là nguyên nhân đã khiến dầu thô tràn ngập thế giới vào năm ngoái theo đúng nghĩa đen.

Tuy nhiên việc lập kỷ lục khai thác liên tục đối với ngành dầu đá phiến là điều không thể, và hiện nay sản lượng của các nhà sản xuất tại Mỹ đang suy giảm.

Trong khi đó ở chiều ngược lại, vị thế của Tổ chức OPEC+ ngày càng được củng cố, và trở thành một thế lực địa chính trị ngày càng lớn trên phạm vi toàn thế giới.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/kien-tri-cat-giam-san-luong-mang-lai-trai-ngot-cho-to-chuc-opec-post572302.antd