Kiểm tra đầu giờ có khiến học sinh căng thẳng, lo lắng?

Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã đưa ra đề xuất: Yêu cầu giáo viên hạn chế kiểm tra bài cũ đầu giờ theo kiểu học thuộc lòng. Đề xuất này đang nhận được sự quan tâm của nhiều thầy cô giáo, học sinh và các phương tiện thông tin đại chúng trong những ngày qua.

Cụ thể, tại hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 ở quận 3 TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị giáo viên không kiểm tra miệng đầu giờ theo kiểu "kêu bất chợt, hỏi bất chợt" vì sẽ khiến học sinh căng thẳng, áp lực.

Hình thức kiểm tra bài cũ là việc đương nhiên phải làm của "người đi học"

Theo một giáo viên dạy môn Hóa học bậc THCS tại TP.HCM cho rằng, kiểm tra đầu giờ, hay còn gọi là kiểm tra miệng là một khái niệm không còn xa lạ đối với các em học sinh và các thầy cô giáo. Công việc này đã trở thành một phần quan trọng của quá trình dạy và học, là một cách động viên học sinh học bài, trình bày những kiến thức đã học được trước đó, giúp các em phát triển ý thức tự học và tư duy sâu hơn.

"Trong quá trình giảng dạy thì nhiều học sinh rất thích được phát biểu trước cả lớp. Theo tôi, vấn đề cần quan tâm là cách ứng xử của giáo viên với học sinh. Trường hợp những học sinh chưa thuộc bài thì thầy cô sẽ nhắc nhở, động viên các em cố gắng thay bằng mắng mỏ hay áp dụng các hình thức phạt để không tạo áp lực tiêu cực cho học sinh", cô giáo dạy Hóa nêu quan điểm.

Còn theo TS văn học Trịnh Thu Tuyết cho rằng, học sinh cần coi việc chuẩn bị bài mới, khám phá tri thức và hình thành năng lực, phẩm chất trong các giờ học cũng như việc chuẩn bị tốt nhất cho các hình thức kiểm tra bài cũ của giáo viên là những việc đương nhiên phải làm của "người đi học". Đối với các lớp mẫu giáo và những lớp đầu cấp tiểu học có thể thực hiện quan niệm "học mà chơi/ chơi mà học" nhưng tới cấp THCS, nhất là THPT, sự trưởng thành của các em, khối lượng kiến thức và kỹ năng của chương trình đòi hỏi tính nghiêm túc dần của các giờ học.

"Vấn đề là cách kiểm tra của thầy cô như thế nào - như toàn bộ hoạt động dạy học, kiểm tra kiến thức cũ cũng là một nghệ thuật. Và khi đã đạt tới nghệ thuật, việc kiểm tra bất luận đầu giờ hay giữa hay cuối giờ, đều sẽ không ảnh hưởng tới tâm lý học trò mà ngược lại".

Một tiết học của học sinh Tường Tiểu học Phan Chu Trinh, Hà Nội.

Làm gì để có một tiết học gây hứng thú cho học sinh?

Chia sẻ thêm về vấn đề này, chuyên gia giáo dục TS. Hoàng Ngọc Vinh, khi bắt đầu tiết học giáo viên không nên có hành động gây sốc với học sinh theo kiểu truy vấn bài cũ hoặc kiểm tra miệng mà có nhiều cách để xác định kiến thức của học sinh trước khi bước vào bài học mới.

Theo TS. Hoàng Ngọc Vinh, các nhà sư phạm khuyên bắt đầu tiết học giáo viên nên giữ nguyên tắc GLOSS. G nghĩa là getting attention - tạo sự chú ý của học sinh trc khi vào bài mới. L nghĩa là link với kiến thức của bài học trước. O nghĩa là outcomes giới thiệu Kết quả dự kiến hết tiết giảng. S nghĩa là Structure - giới thiệu cấu trúc nội dung chính của tiết giảng. S nghĩa là stimulate kích thích động cơ và sự quan tâm của học sinh.

TS. Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, để có một tiết học gây hứng thú cho học sinh, trước khi vào lớp, giáo viên hãy luôn mỉm cười. Nụ cười của giáo viên có thể tạo ra bầu không khí tích cực và thân thiện trong lớp học, khiến học sinh cảm thấy thoải mái và hào hứng với việc học hơn. Nụ cười có thể giúp giáo viên và học sinh:

Xây dựng mối quan hệ: Mỉm cười là dấu hiệu chung của sự thân thiện và dễ gần. Bằng cách mỉm cười, giáo viên có thể nhanh chóng xây dựng mối quan hệ với học sinh, giúp học sinh dễ dàng kết nối và tin tưởng giáo viên hơn. Điều này có thể đặc biệt quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ lành mạnh giữa giáo viên và học sinh.

Giảm lo lắng: Một số học sinh có thể cảm thấy lo lắng hoặc lo lắng về trường học hoặc các môn học cụ thể. Nụ cười của giáo viên có thể giúp giảm bớt sự lo lắng này, báo hiệu cho học sinh rằng lớp học là một môi trường an toàn và hỗ trợ.

Khuyến khích sự tham gia: Một giáo viên tươi cười thường được cho là nhiệt tình và đam mê hơn với môn học của họ. Sự nhiệt tình này có thể lan truyền và truyền cảm hứng cho học sinh tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập.

Giảm căng thẳng: Mỉm cười cũng có thể có tác động tích cực đến bản thân giáo viên. Dạy học có thể là một nghề đầy thử thách và việc bắt đầu ngày mới bằng một nụ cười có thể giúp giáo viên giảm bớt căng thẳng và nâng cao sức khỏe của chính họ.

Làm mẫu hành vi: Giáo viên là tấm gương cho học sinh noi theo, không chỉ về mặt kiến thức học thuật mà còn về mặt hành vi. Bằng cách làm gương về thái độ tích cực và thái độ thân thiện, giáo viên có thể khuyến khích học sinh noi gương những phẩm chất này trong các tương tác của chính các em.

Cải thiện khả năng giao tiếp: Nụ cười của giáo viên có thể cải thiện khả năng giao tiếp trong lớp học. Nó có thể làm cho những phản hồi và phê bình mang tính xây dựng trở nên dễ dàng hơn trong việc đưa ra và tiếp nhận, vì học sinh có nhiều khả năng tiếp thu hơn khi họ cảm nhận giáo viên của mình là người dễ gần và quan tâm.

Nâng cao khả năng học tập: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cảm xúc tích cực, chẳng hạn như những cảm xúc liên quan đến nụ cười có thể nâng cao chức năng nhận thức. Khi học sinh ở trạng thái cảm xúc tích cực, họ có nhiều khả năng cởi mở hơn với những thông tin mới và ghi nhớ nó tốt hơn.

Nuôi dưỡng cảm giác thân thuộc: Một giáo viên tươi cười có thể giúp tạo ra cảm giác thân thuộc trong lớp học. Học sinh có nhiều khả năng cảm thấy được tôn trọng và hòa nhập hơn khi họ cảm thấy giáo viên vui vẻ khi gặp họ và mong muốn dạy họ.

Thiết lập thói quen hàng ngày: Bắt đầu ngày mới bằng một nụ cười có thể trở thành một phần thói quen hàng ngày của giáo viên, giúp họ tiếp cận mỗi lớp học với tư duy tích cực. Thói quen này có thể góp phần mang lại trải nghiệm giảng dạy thú vị và trọn vẹn hơn.

Đỗ Vi

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/kiem-tra-dau-gio-co-khien-hoc-sinh-cang-thang-lo-lang-169230921110644976.htm