Không phải xe hơi, xe tăng mới làm nên thương hiệu Porsche

Những chiếc xe tăng của Đức đã khiến bao kẻ khiếp sợ trong Thế chiến 2, nhưng ít ai biết rằng nó được tạo ra bởi một ông lớn ngành xe hơi.

Được lên ý tuởng và phát triển trong năm 1942, Tiger Porsche (Vk 45.01) và Tiger I của hãng Henschel là hai nguyên mẫu cạnh tranh nhau về vai trò xe tăng hạng nặng tuyến đầu của Đức khi ấy.

Tuy nhiên đến cuối cùng Tiger Porsche đã thua và chịu nhường dây chuyền sản xuất cho Tiger I, có 5 nguyên mẫu được sản xuất và 1 trong số chúng được đảm nhiệm vai trò “tăng trưởng”, nhưng đến bây giờ thì không còn chiếc nào có thể hoạt động.

Vào ngày 26/05/1941, Hitler ra lệnh cho kỹ sư Ferdinand Porsche và công ty Henschel phát triển một nguyên mẫu xe tăng hạng nặng mới. Phiên bản thử nghiệm được trình lên Quốc trưởng vào ngày 20/04/1942.

Quá trình sản xuất đã bắt đầu, tuy nhiên cũng nhanh chóng bị dừng lại vì thiết kế phức tạp của bộ truyền động và hệ thống điều khiển, cũng như vấn đề thiếu hụt kim loại đồng. Sau này, 91 thân xe đã chế tạo được chuyển đổi thành pháo chống tăng Ferdinand.

Vào ngày 26/5/1941, Henschel và Porsche đã được yêu cầu đệ trình bản thiết kế của một loại xe tăng hạng nặng tải trọng 45 tấn có thể vận hành ở tốc độ cao và lắp đặt pháo chính 88mm, có nguồn gốc từ súng phòng không 88mm Flak 37.

Cả xe tăng Henschel và Porsche đều được trang bị cùng một tháp pháo do Krupp sản xuất. Công ty Porsche đã làm việc để cải tiến từ xe tăng hạng trung VK 30.01, nguyên mẫu xe tăng hạng trung của Porsche và các bộ phận điều chỉnh được sử dụng trên xe tăng mới.

Xe tăng Tiger của Porsche, được đặt tên là VK 45.01, được trang bị động cơ xăng Porsche Type 101 làm mát bằng tản nhiệt không khí đôi V-10 được gắn ở phía sau xe tăng.

Tuy nhiên nước Đức khi đó cũng rất khó kiếm thêm sản lượng đồng chất lượng để chế tạo các đội xe hoàn toàn mới, bên cạnh nhu cầu ngày càng cao của đội tàu ngầm U-boat.

Những vấn đề này và thực tế là các cuộc thử nghiệm đã chứng minh xe tăng Tiger Porsche kém cơ động hơn so với đối thủ cạnh tranh và là lý do tại sao nguyên mẫu VK 45.01 được trang bị vũ khí giống hệt Tiger I, nhưng lại không được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Khung gầm Tiger Porsche sau đó được chọn làm cơ sở của pháo tự hành Jagdpanzer (hay Panzerjäger), cuối cùng nguyên mẫu trên được gọi là pháo tự hành Ferdinand và được bổ sung thêm khẩu pháo chính 88mm mới.

Khung gầm của VK 45.01 và nhiều thành phần của nó sau đó được sử dụng để phát triển xe tăng hạng nặng nguyên mẫu VK 45.02. Các lớp bánh phụ có 6 bánh, mỗi bánh xe được cấu thành từ một bánh bên trong và ngoài, ghép nối trên mỗi trục. 6 bánh xe cặp được chia thành 3 hàng và 2 trục mỗi bên, tổng cộng có 12 bánh xe riêng lẻ.

Hệ thống xăng mới: Gasoline-Eletric được phát triển đặc biệt bởi Ferdinand Porsche đã đi vào hoạt động cho các phương tiện chiến đấu, điều này dẫn đến nhiều vấn đề phát triển với hệ thống truyền động.

Các thùng nhiên liệu chở được 520 lít xăng và cho phép kíp lái vận hành trong quãng đường chỉ là 105 km. Vì xe tăng Tiger Porsche sử dụng bộ truyền động xăng kết hợp điện và quá trình gia công khá phức tạp nên nó vô cùng không đáng tin cậy. 105km chạy được chỉ là con số lý thuyết, có thể chỉ được 70 - 90 km trước khi hỏng động cơ.

Thông số giáp Tiger Porsche. Giáp trước: 100mm (200mm nếu được phiến giáp bổ sung). Giáp hông: 80mm. Giáp sau: 80mm. Tốc độ xe từ 20-35 km/h (đường bộ), 10km/h (các loại đường khác). Bởi lẽ vì lý do này khiến nó mất đi độ tin cậy: Quá chậm, dễ sa lầy.

Tóm lại, lý do chung khiến Tiger Porsche không được đưa vào dây chuyền sản xuất bởi nhiều nguyên do: Tốc độ không đạt; Quá dễ hỏng, cần phải bảo trì liên tục; Hệ thống truyền động và hệ thống lái quá phức tạp. Cùng với sự sụp đổ của Đức Quốc xã, chiếc xe tăng này cũng đã chìm vào quá khứ.

Lê Quang

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-phai-xe-hoi-xe-tang-moi-lam-nen-thuong-hieu-porsche-1807987.html