Không phải B-52, đây mới là máy bay ném bom đáng sợ nhất

Chỉ trong thời gian Thế chiến 2 nổ ra, đã có tới hơn 5.000 chiếc máy bay ném bom A-26 được sản xuất và làm nên những chiến thắng vang dội cho quân đội Mỹ.

 Máy bay Douglas A-26 Invader (có tên là B-26), là một loại máy bay cường kích ném bom hai động cơ, được hãng Douglas Aircraft chế tạo trong Chiến tranh thế giới thứ 2, hoạt động chủ yếu trong những cuộc đối đầu của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Máy bay Douglas A-26 Invader (có tên là B-26), là một loại máy bay cường kích ném bom hai động cơ, được hãng Douglas Aircraft chế tạo trong Chiến tranh thế giới thứ 2, hoạt động chủ yếu trong những cuộc đối đầu của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Đây là máy bay ném bom duy nhất của Mỹ đã tham gia vào ba cuộc chiến tranh lớn gồm Chiến tranh thế giới thứ 2, Chiến tranh Triều Tiên và cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Đây cũng là chiếc máy bay quân sự thành công nhất của Mỹ, từ tháng 2/1941 đến tháng 3/1945 đã có hơn 5.288 chiếc được sản xuất.

Đây là máy bay ném bom duy nhất của Mỹ đã tham gia vào ba cuộc chiến tranh lớn gồm Chiến tranh thế giới thứ 2, Chiến tranh Triều Tiên và cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Đây cũng là chiếc máy bay quân sự thành công nhất của Mỹ, từ tháng 2/1941 đến tháng 3/1945 đã có hơn 5.288 chiếc được sản xuất.

A-26 Invader ra mắt lần đầu tiên vào tháng 7/1942, đây là sự kế thừa của máy bay Douglas A-20 Havoc, một trong những loại máy bay thành công nhất và hoạt động rộng rãi nhất của lực lượng không quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

A-26 Invader ra mắt lần đầu tiên vào tháng 7/1942, đây là sự kế thừa của máy bay Douglas A-20 Havoc, một trong những loại máy bay thành công nhất và hoạt động rộng rãi nhất của lực lượng không quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

Chiếc A-26 ban đầu được chế tạo dưới hai cấu hình khác biệt gồm phiên bản A-26B và A-26C. Đối với A-26B, mũi máy bay được thiết kế có thể chứa sáu hoặc tám khẩu súng máy M2 Browning và thường được gọi với tên là "mũi đa năng", sau này còn được gọi là "mũi sáu súng" hoặc "mũi tám súng".

Chiếc A-26 ban đầu được chế tạo dưới hai cấu hình khác biệt gồm phiên bản A-26B và A-26C. Đối với A-26B, mũi máy bay được thiết kế có thể chứa sáu hoặc tám khẩu súng máy M2 Browning và thường được gọi với tên là "mũi đa năng", sau này còn được gọi là "mũi sáu súng" hoặc "mũi tám súng".

Máy bay ném bom A-26B cao 5,6m và dài 15,4m, trọng lượng là 15.875,7kg. Được trang bị nhiều loại vũ khí, bao gồm súng máy cỡ nòng 50, pháo tự động 20 hoặc 37mm, lựu pháo 75mm, 6 súng máy 12,7mm ở mũi, 2 súng máy 12,7mm ở lưng và bụng, 8 quả rocket 127mm và 2.721,5kg bom, sử dụng 2 động cơ 2.000 mã lực, dung tích bình nhiên liệu là hơn 3.000 lít, sải cánh máy bay là 21,3m.

Máy bay ném bom A-26B cao 5,6m và dài 15,4m, trọng lượng là 15.875,7kg. Được trang bị nhiều loại vũ khí, bao gồm súng máy cỡ nòng 50, pháo tự động 20 hoặc 37mm, lựu pháo 75mm, 6 súng máy 12,7mm ở mũi, 2 súng máy 12,7mm ở lưng và bụng, 8 quả rocket 127mm và 2.721,5kg bom, sử dụng 2 động cơ 2.000 mã lực, dung tích bình nhiên liệu là hơn 3.000 lít, sải cánh máy bay là 21,3m.

Trong khi phiên bản A-26C có mũi bằng kính, được gọi tên chính thức là mũi "ném bom" (Bombardier nose) trang bị bộ ngắm ném bom Norden và được sử dụng trong việc ném bom chính xác ở độ cao trung bình.

Trong khi phiên bản A-26C có mũi bằng kính, được gọi tên chính thức là mũi "ném bom" (Bombardier nose) trang bị bộ ngắm ném bom Norden và được sử dụng trong việc ném bom chính xác ở độ cao trung bình.

Mũi máy bay của phiên bản A-26C còn chứa hai súng máy M-2 gắn cố định, sau này được thay thế bằng các bộ súng máy gắn dưới cánh hoặc súng máy gắn trong cánh.

Mũi máy bay của phiên bản A-26C còn chứa hai súng máy M-2 gắn cố định, sau này được thay thế bằng các bộ súng máy gắn dưới cánh hoặc súng máy gắn trong cánh.

Thiết kế của A-26 Invader là điển hình của thiết kế máy bay ném bom tấn công hạng nhẹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2, thân máy bay được sắp xếp hợp lý và có khoang lái, khoang chứa bom và các vị trí đặt súng.

Thiết kế của A-26 Invader là điển hình của thiết kế máy bay ném bom tấn công hạng nhẹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2, thân máy bay được sắp xếp hợp lý và có khoang lái, khoang chứa bom và các vị trí đặt súng.

Phi hành đoàn Invader có ba người bao gồm: phi công, hoa tiêu và xạ thủ, tháp súng điều khiển ở lưng và ở bụng. Mẫu A-26C có một phi hành đoàn bắn phá cùng với hai súng máy 12,7mm gắn ở mũi.

Phi hành đoàn Invader có ba người bao gồm: phi công, hoa tiêu và xạ thủ, tháp súng điều khiển ở lưng và ở bụng. Mẫu A-26C có một phi hành đoàn bắn phá cùng với hai súng máy 12,7mm gắn ở mũi.

Khi được đi vào hoạt động từ tháng 8/1943, ngay lập tức A-26 trở thành máy bay ném bom hàng đầu của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Máy bay này đã hoạt động rộng rãi với nhiều vai trò khác nhau, trong suốt cuộc xung đột cả ở mặt trận châu Âu và dọc theo mặt trận Thái Bình Dương.

Khi được đi vào hoạt động từ tháng 8/1943, ngay lập tức A-26 trở thành máy bay ném bom hàng đầu của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Máy bay này đã hoạt động rộng rãi với nhiều vai trò khác nhau, trong suốt cuộc xung đột cả ở mặt trận châu Âu và dọc theo mặt trận Thái Bình Dương.

Những máy bay A-26 đã phục vụ cho đến hết Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và tiếp tục phục vụ trong Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược và Bộ Tư lệnh Không quân Chiến thuật của Mỹ đến những năm 1950.

Những máy bay A-26 đã phục vụ cho đến hết Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và tiếp tục phục vụ trong Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược và Bộ Tư lệnh Không quân Chiến thuật của Mỹ đến những năm 1950.

Khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bắt đầu nổ ra, A-26 là một trong những chiếc máy bay đầu tiên được đưa tới chiến trường và tiếp tục hoạt động cho đến khi kết thúc chiến sự vào năm 1953. A-26 hầu như chỉ được sử dụng trong các nhiệm vụ ban đêm. Năm 1954, nó bị loại khỏi biên chế của lực lượng Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bắt đầu nổ ra, A-26 là một trong những chiếc máy bay đầu tiên được đưa tới chiến trường và tiếp tục hoạt động cho đến khi kết thúc chiến sự vào năm 1953. A-26 hầu như chỉ được sử dụng trong các nhiệm vụ ban đêm. Năm 1954, nó bị loại khỏi biên chế của lực lượng Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-phai-b-52-day-moi-la-may-bay-nem-bom-dang-so-nhat-1662009.html