Khám phá những giống gà hoang dã quý hiếm của Việt Nam

Thiên nhiên hoang dã, Việt Nam có nhiều loài động vật quý hiếm và đẹp rất bắt mắt. Trong số đó phải kể đến những loài gà hoang dã như gà lôi tía, gà lôi vằn…đã được đưa vào sách đỏ của Việt Nam.

Gà lôi tía (Tragopan temminckii). Kích thước: Dài 55-64 cm. Khu vực phân bố: Lào Cai (Sa Pa, trên độ cao 2.000–3.000 mét), Yên Bái (Mù Cang Chải, độ cao 1.600 mét). Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN); Rất nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam).

Gà rừng (Gallus gallus). Kích thước: Dài 65-78 cm. Khu vực phân bố: Khắp cả nước. Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN).

Gà lôi trắng (Lophura nycthemera). Kích thước: Dài 70-125 cm. Khu vực phân bố: Từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ. Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN); Ít nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam).

Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi). Kích thước: Dài 58-65 cm. Khu vực phân bố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Tình trạng bảo tồn: Cực kỳ nguy cấp (Sách Đỏ IUCN); Nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam).

Cay Ấn Độ hay chim cút mưa (Coturnix coromandelica). Kích thước: Dài 17-19 cm. Khu vực phân bố: Nam Trung Bộ và Đồng Nai. Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN).

Cay Trung Quốc hay chim cút ngực lam (Excalfactoria chinensis). Kích thước: Dài 13-15 cm. Khu vực phân bố: Tây Bắc, Đông Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ. Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN).

Gà so họng đen (Arborophila torqueola). Kích thước: Dài 27-30 cm. Khu vực phân bố: Tây Bắc. Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN).

Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratum). Kích thước: Dài 48-76 cm. Khu vực phân bố: Tây Bắc, Đông Bắc đến Quảng Nam. Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN); Sẽ nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam).

Trĩ đỏ (Phasianus colchicus). Kích thước: Dài 55-90 cm. Khu vực phân bố: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái và Bắc Kạn. Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN).

Cay Nhật Bản hay chim cút Nhật Bản (Coturnix japonica). Kích thước: Dài 17-19 cm. Khu vực phân bố: Có nhiều ở các vùng trung du của Việt Nam khi di cư vào mùa đông. Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN).

Gà lôi hồng tía (Lophura diardi). Kích thước: Dài 70-80 cm. Khu vực phân bố: Trung Bộ và Nam Bộ (dễ quan sát tại VQG Bù Gia Mập, Cát Tiên). Tình trạng bảo tồn: Sắp bị đe dọa (Sách Đỏ IUCN); Sẽ nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam).

Đa đa hay gà gô (Francolinus pintadeanus). Kích thước: Dài 30-34 cm. Khu vực phân bố: Khắp cả nước. Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN).

Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini). Kích thước: Dài 56-60 cm. Khu vực phân bố: Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (dễ quan sát tại VQG Cát Tiên). Tình trạng bảo tồn: Sắp bị đe dọa (Sách Đỏ IUCN); Sẽ nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam).

Gà so họng hung (Arborophila rufogularis). Kích thước: Dài 23-29 cm. Khu vực phân bố: Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ, dễ gặp ở VQG Bạch Mã và khu vực Đà Lạt. Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN).

Gà so họng trắng (Arborophila brunneopectus). Kích thước: Dài 27-30 cm. Khu vực phân bố: Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ. Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN).

Gà so cổ hung (Arborophila davidi). Kích thước: Dài 26-27 cm. Khu vực phân bố: Nam Bộ. Tình trạng bảo tồn: Sắp bị đe dọa (Sách Đỏ IUCN); Nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam).

Gà so ngực gụ (Arborophila chloropus). Kích thước: Dài 27-32 cm. Khu vực phân bố: Tây Bắc (khu BTTN Mường Nhé), Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Cát Tiên, khu BTTN Vĩnh Cửu. Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN).

Gà so (Bambusicola fytchii). Kích thước: Dài 25-30 cm. Khu vực phân bố: Lào Cai (Sa Pa) và Lai Châu. Tình trạng bảo tồn: Ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN).

Trĩ sao (Rheinardia ocellata). Kích thước: Dài 74-240 cm. Khu vực phân bố: Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Tình trạng bảo tồn: Cực kỳ nguy cấp (Sách Đỏ IUCN); Sẽ nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam).

Công (Pavo muticus). Kích thước: Dài 180-250 cm. Khu vực phân bố: Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Cát Tiên, Yok Đôn). Tình trạng bảo tồn: Nguy Cấp (Sách Đỏ IUCN); Nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam).

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/kham-pha-nhung-giong-ga-hoang-da-quy-hiem-cua-viet-nam-post566549.antd