Khám phá nét đẹp tâm linh, văn hóa Việt tại chùa Tam Chúc

Quần thể du lịch chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) là điểm đến tâm linh nổi tiếng, sở hữu khung cảnh thơ mộng hữu tình với hồ nước mênh mông cùng những dãy núi đá vôi hùng vĩ. Không gian thanh tịnh của chùa mang đến cho du khách cảm giác như đang đặt chân vào một thế giới bình yên, xa rời âu lo, buồn phiền.

Quần thể du lịch chùa Tam Chúc là điểm đến tâm linh nổi tiếng, sở hữu khung cảnh thơ mộng hữu tình với hồ nước mênh mông cùng những dãy núi đá vôi hùng vĩ. Cổng Tam Quan là cổng chính để đi vào chùa. Cổng chính được thiết kế hoành tráng và vô cùng đồ sộ được chia thành Tam Quan Nội và Tam Quan Ngoại.

Khách du lịch phải di chuyển bằng thuyền qua sông để tới đình, chùa Tam Chúc.

Xe điện tại quần thể khu du lịch, đưa du khách tới các chính điện.

Bước vào chùa Tam Chúc, du khách sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh, bình yên trong không gian cổ kính.

Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là: Điện Tam Thế, Điện Giáo Chủ và Điện Quan Âm, mỗi điện thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa riêng. Điện Quan Âm là một kho tàng phong phú với những tích chuyện cổ vô cùng sâu sắc về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật cứu độ chúng sinh, thể hiện qua các lần ứng thân của đức Phật khi Ngài đã trải qua vô số kiếp luân hồi.

Điện Giáo Chủ nằm ở giữa Điện Quán Âm và điện Tam Thế với 2 tầng mái cong được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng chùa Việt.

Điện Giáo Chủ phụng thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối, nặng 150 tấn do các nghệ nhân Việt Nam chế tác.

Điện Tam Thế nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển, với chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m2.

Tại Điện Tam Thế, du khách sẽ ấn tượng với hình ảnh ba pho tượng có kích thước giống nhau tọa lạc trên tòa sen, phía sau tôn tượng là lá Bồ Đề. Đây là tượng trưng cho sự hiện diện của các Đức Phật giáo trong ba đời: Quá khứ, hiện tại và vị lai.

Điểm nhấn hấp dẫn cho du khách khi đến với khu tâm linh chùa Tam Chúc là những bức tranh bằng đá núi lửa miêu tả các sự tích của đức Phật do các nghệ nhân Indonesia tạo tác được ghép trên toàn bộ bề mặt tường phía trong cả 3 ngôi đại điện.

N.Hoa

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/kham-pha-net-dep-tam-linh-van-hoa-viet-tai-chua-tam-chuc-167539.html