Khám phá Khu căn cứ Tà Thiết tỉnh Bình Phước

Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (thường gọi là Căn cứ Tà Thiết). Được xây dựng từ năm 1973 là một tổng thể hệ thống giao thông hào, hầm trú ẩn, hội trường ngầm, nhà ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng và quân đội.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, do tình hình diễn biến phức tạp của chiến tranh, nên căn cứ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã phải di chuyển qua nhiều căn cứ, để thích ứng với thực tế của mỗi giai đoạn. Và căn cứ Tà Thiết, thuộc địa bàn xã Lộc Thành (Lộc Ninh) là căn cứ cuối cùng được xây dựng vào tháng 2/1973, với quy mô lớn mạnh nhất.

Đài tưởng niệm ghi nhớ công ơn của các anh hùng đã hi sinh

Hệ thống giao thông hào

Khu vực hội trường của căn cứ Tà Thiết

Hầm chữ A trong căn cứ Tà Thiết

Bếp Hoàng Cầm

Toàn bộ khu di tích Tà Thiết được quy hoạch 3.200 ha, trong đó có các hạng mục di tích được quy hoạch với tổng diện tích 385 ha gồm: Đài tưởng niệm, phòng trưng bày, các khu nhà làm việc, nơi ở, hệ thống sân vườn, hệ thống đường bộ, đường vận hành xe điện thoáng đãng, sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa đón du khách tham quan. Khu di tích còn được đầu tư hệ thống khách sạn lưu trú, cùng hệ thống nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống cho du khách...

Tà Thiết hội tụ đủ yếu tố thuận lợi để Bộ chỉ huy Miền chọn làm căn cứ

Nơi ở và làm việc của Thượng tướng Trần Văn Trà

Khu Đền thờ tại Khu Di tích

Đền tưởng niệm Bác Hồ, các anh hùng dân tộc, các liệt sĩ tại Tà Thiết

Mái nhà được lợp bằng lá trung quân

Khu vực để xe điện rộng lớn để đưa du khách tham quan căn cứ Tà Thiết

Khu nhà tiếp khách được đầu tư phục vụ du khách nghỉ ngơi tại khu di tích Tà Thiết

Căn cứ Tà Thiết là “trung tâm đầu não” Bộ Chỉ huy Miền, vì vậy, dân chúng goi là “khu rừng Chính phủ”. Tại đây đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, vào tháng 3/1973, Đại hội Anh hùng Chiến sỹ thi đua toàn miền lần thứ 3 đã khai mạc. Tháng 9/1973 diễn ra Hội nghị Quân chính toàn Miền. Tháng 10/1973, tại đây tổ chức thành công Hội nghị quán triệt học tập Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng cho cán bộ cấp cao của Miền và các tỉnh.

Ngày 3/4/1975, cũng tại đây đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam đã quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị về quyết tâm và phương án giải phóng Sài Gòn. Ngày 8/4/1975, đồng chí Lê Đức Thọ, thay mặt Bộ Chính trị phổ biến Nghị quyết thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn – Gia Định..

Trần Chấn Nam

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/kham-pha-khu-can-cu-ta-thiet-tinh-binh-phuoc.html