Khám phá hệ thống phòng không SAMP/T đắt đỏ của Ukraine

Mới đây, Quân đội Nga đã có được một thắng lợi rất giá trị khi phá hủy được hệ thống phòng không SAMP/T của Ukraine, hệ thống này có giá lên tới 500 triệu USD.

Theo hãng thông tấn TASS, vào ngày 23/1 vừa qua, trong bản tin hàng ngày về hoạt động quân sự đặc biệt, Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng của họ đã phá hủy hệ thống phòng không SAMP/T do Pháp sản xuất đang được các Lực lượng Vũ trang Ukraine sử dụng trên chiến trường. Ảnh: TASS.

Hệ thống này đã bị phá hủy sau một cuộc tấn công của pháo binh, lực lượng tên lửa và máy bay không người lái của Nga. Cuộc tấn công cũng nhằm vào các kho đạn của Lữ đoàn cơ giới 31 và Lữ đoàn pháo binh 26 Ukraine. Ảnh: TASS.

SAMP/T là hệ thống phòng không được thiết kế để phòng thủ từng điểm trước các mối đe dọa trên không. Là một trong số ít hệ thống tên lửa do châu Âu sản xuất có thể chống lại tên lửa đạn đạo, SAMP/T được phát triển bởi Eurosam và thuộc sở hữu chung của MBDA Missile Systems và Thales.Ảnh: EurAsian Times.

Hệ thống này được Ý và Pháp triển khai để chống lại máy bay không người lái, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tầm bắn lên tới 600 km và máy bay chiến đấu. Ảnh: Defensemirror.

Các thành phần của hệ thống tên lửa này bao gồm một phương tiện chỉ huy và điều khiển, radar Arabal và 6 phương tiện phóng vận chuyển (TEL), mỗi phương tiện được trang bị 8 tên lửa đánh chặn Aster và một phương tiện cấp tên lửa để nạp lại. Ảnh: MilitaryLeak.

Có hai phiên bản của họ tên lửa Aster là phiên bản tầm ngắn tầm trung Aster 15 và phiên bản tầm xa Aster 30. Thân tên lửa giống hệt nhau, sự khác biệt giữa chúng là về tầm bắn và tốc độ đánh chặn. Aster 30 sử dụng bộ tăng tốc lớn hơn nên có tốc độ và tầm bắn xa hơn. Tổng trọng lượng của Aster 15 và Aster 30 lần lượt là 310 kg và 450 kg. Ảnh: Air & Cosmos.

Aster 15 dài 4,2 m, còn Aster 30 dài khoảng 5 m. Aster 15 có đường kính 180 mm, nhỏ hơn so với Aster 30. Tên lửa Aster 30 có thể được sử dụng để phòng không trên các tàu chiến, nó được triển khai trong các ống phóng thẳng đứng. Hệ thống phóng thẳng đứng Mark 41 của Mỹ có thể chứa Aster 30. Ảnh: Forces Operations Blog.

Tên lửa đánh chặn Aster 15 và Aster 30 có tầm bắn tối đa lần lượt là trên 30 và 120 km. Tên lửa đánh chặn Aster sử dụng nhiên liệu đẩy rắn và có hai giai đoạn. Ảnh: Gagadget.com.

Tên lửa đánh chặn Aster 30 có khả năng đạt độ cao 20 km và vận tốc Mach 4,5. Sau khi được xác định và theo dõi mục tiêu, tên lửa đánh chặn Aster sử dụng ngòi nổ gần và đầu đạn nổ phân mảnh để vô hiệu hóa các mục tiêu trên không. Ảnh: MBDA.

SAMP/T có tầm nhìn 360 độ nhờ ăng-ten radar Arabel quay đa chức năng. Nó cũng có khả năng theo dõi 100 mục tiêu trên không và tấn công 10 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống này được thiết kế để chống lại các mục tiêu trên không tiên tiến và có khả năng chống lại các biện pháp phản công cao. Ảnh: Defense News.

Aster chủ yếu được vận hành bởi Pháp, Ý và Vương quốc Anh với tư cách là khách hàng xuất khẩu, là một thành phần tích hợp của hệ thống phòng không PAAMS, được Hải quân Hoàng gia Anh gọi là Sea Viper. Ảnh: Navy Lookout.

Là vũ khí chính của PAAMS, Aster trang bị trên các tàu khu trục lớp Horizon trong biên chế của Pháp và Ý cũng như các tàu khu trục Type 45 của Anh. Tên lửa cũng được trang bị trên các khinh hạm đa năng FREMM của Pháp và Ý. Ảnh: Navy Recognition.

Đã có nhiều quốc gia sở hữu loại tên lửa này như Algeria, Ai Cập, Hy Lạp, Ma-rốc, Quatar, Singapore, Arabia Saudi và cả Ukraine. Chính quyền Kiev được cho là đã sở hữu khoảng 20 hệ thống SAMP/T do các nước đồng minh châu Âu viện trợ. Ảnh: Defense Express.

Lê Quang (Theo TASS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/kham-pha-he-thong-phong-khong-sampt-dat-do-cua-ukraine-1951673.html