Khả năng cạnh tranh của hải sản Việt Nam

Thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), bên cạnh những ưu thế thì khả năng cạnh tranh mặt hàng hải sản của Việt Nam với một số thị trường cung cấp chính trong EVFTA cũng có những vấn đề cần được lưu ý.

- Đối với mặt hàng tôm: Việt Nam là thị trường cung cấp tôm lớn thứ tư trong số các thị trường cung cấp ngoài khối của EU. Các đối thủ cạnh tranh đối với mặt hàng tôm của Việt Nam tại EU lần lượt là Ecuador, Ấn Độ, Argentina. Đây đều là những thị trường cung cấp tôm nước ấm và tôm chế biến lớn cho EU. Tại thị trường EU, giá các sản phẩm tôm của Việt Nam ở mức cao hơn so với giá tôm của Ấn Độ và Ecuador. Nhờ ưu đãi về thuế từ Hiệp định EVFTA, tôm của Việt Nam đã tăng được khả năng cạnh tranh so với tôm của Ecuador, Ấn Độ. Tuy nhiên, thị phần tôm Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 9% trong tổng nhập khẩu của EU.

- Đối với sản phẩm cá ngừ: Ecuador, Trung Quốc, Indonesia, Philippines là những đối thủ lớn đối với các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam tại khu vực EU. Trong thời gian tới, khả năng cạnh tranh để tăng thị phần đối sản phẩm cá ngừ là rất cao khi nhiều sản phẩm được ưu đãi thuế tốt hơn các đối thủ.

- Đối với sản phẩm cá đóng hộp: Các sản phẩm cá đóng hộp của Việt Nam có khả năng cạnh tranh không cao ở thị trường EU bởi phần lớn lượng cá đóng hộp thường do các nhà máy chế biến ở nội khối có dây chuyền hiện đại hơn. Phần lớn sản phẩm cá đóng hộp được nhập khẩu vào EU đều là từ các nước có sự chuyển giao công nghệ để chế biến và cung cấp cá ngừ đóng hộp trở lại thị trường EU.

- Đối với cá nục và cá bò: Đây là nhóm sản phẩm có nhu cầu tiêu dùng rất thấp ở EU, chỉ một phần nhỏ người dân ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á sống và lao động tại EU có nhu cầu tiêu dùng nhóm hàng này.

(Theo Cẩm nang EVFTA với các ngành hàng chủ lực của tỉnh Phú Yên)

(còn nữa)

Nguồn Phú Yên: https://baophuyen.vn/82/314680/kha-nang-canh-tranh-cua-hai-san-viet-nam.html