Kệ mỹ loay hoay, Iran không đàm phán lại P5+1

Hoặc Mỹ phải từ bỏ cấm vận Iran hoàn toàn như thời điểm thỏa thuận hạt nhân được ký kết hoặc Washington sẽ không có gì cả.

Ngày 18/6, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã có cuộc gặp Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell bên lề Diễn đàn Ngoại giao Antalya tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày xác nhận Iran đã bắt đầu việc làm giàu uranium có mức tinh khiết 60%, vượt xa mức cam kết, giống như Mỹ cũng đã đi quá xa khi ban lại các lệnh trừng phạt.

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày xác nhận Iran đã bắt đầu việc làm giàu uranium có mức tinh khiết 60%, vượt xa mức cam kết, giống như Mỹ cũng đã đi quá xa khi ban lại các lệnh trừng phạt.

Ngoại trưởng Iran đã tái khẳng định quan điểm rằng nước này không đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân ký hồi năm 2015 với Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức).

Ngoại trưởng Zarif đồng thời nhấn mạnh, tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt với Tehran cần được dỡ bỏ.

Theo ông Zerif, Iran đã hứng chịu hậu quả từ việc Mỹ vi phạm các cam kết dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump và bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán tại Vienna sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.

Các cuộc đàm phán diễn ra tại Vienna của Ủy ban chung giám sát JCPOA, khởi động từ tháng 4 vừa qua, với sự tham gia của Iran, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức và EU, nhằm làm cầu nối giữa Tehran và Washington để đưa cả hai nước trở lại tuân thủ thỏa thuận.

Vòng đàm phán thứ 6 hôm 12/6 bắt đầu với cuộc họp của các bên còn lại trong thỏa thuận, bao gồm Iran, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức và Liên minh châu Âu (EU) tại tầng hầm của một khách sạn sang trọng.

Phái đoàn Mỹ phải tham dự các cuộc đàm phán theo hình thức gián tiếp từ một khách sạn gần đó khi Iran từ chối các cuộc gặp trực tiếp.

Tehran ban đầu có ý định sẽ xem xét sáng kiến của châu Âu về một số thỏa thuận mà Mỹ cần phải gỡ bỏ trước khi quay trở lại việc đàm phán về thỏa thuận. Nhưng tuyên bố gần nhất cho thấy, Iran rất kiên định. Thậm chí ngay từ đầu tháng 4, kênh truyền hình nhà nước Iran Press TV đưa tin Bộ Ngoại giao nước này đã bác bỏ bất kỳ giải pháp nào nhằm dỡ bỏ "từng bước" các lệnh trừng phạt được áp đặt đối với Tehran.

JCPOA quy định Iran làm giàu urani ở mức độ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% có thể tạo ra vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Mỹ cáo buộc thiếu bằng chứng và rút khỏi thỏa thuận. Tới khi muốn ngồi vào bàn đàm phán vẫn yêu cầu Iran phải tuân thủ thỏa thuận trước rồi mới gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Cần nói thêm, đúng là lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến Iran rơi vào tình trạng khó khăn. Một trong các cách công khai nhất là Tehran công bố bán xăng và hóa chất lọc dầu cho Venezuela và đổi lấy vàng, vừa hỗ trợ quốc gia Mỹ Latin trong nỗ lực chống lại trừng phạt Mỹ, vừa là tự cứu chính mình.

Đến nay, Iran có thể coi vẫn "thích nghi" được với các lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt và không còn coi đó như một điều kiện "sống còn" để đánh đổi trong thỏa thuận hạt nhân.

Mỹ không thể ngăn tàu Iran cập bến Venezuela.

Iran đã tìm ra những biện pháp lách lệnh trừng phạt của Mỹ để tăng gấp nhiều lần khối lượng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ so với thời điểm đầu năm 2020, khi Mỹ gia tăng tối đa áp lực trừng phạt nhằm đưa xuất khẩu của Iran về 0.

Khách hàng chính của Iran là Trung Quốc (thông qua nhiều kênh khác nhau), Syria, Venezuela. Tuy không có số lượng thống kê chính thức, nhưng theo một số nguồn tin chuyên theo dõi hoạt động thương mại dầu toàn cầu, khối lượng xuất khẩu của Iran đã tăng vài lần so với mức thấp hồi đầu năm 220 - 481 nghìn thùng/ngày (bpd). Theo ước tính của TankerTrackers.com, xuất khẩu trong 3 tháng cuối năm 2020 đều đạt mức 1,0 - 1,2 triệu bpd, SVB ước tính 585.000 bpd, PetroLogistics - 447.000 bpd.

Mặt khác, các khách hàng tiềm năng cũng rất quan tâm đến nguồn hàng Iran, bao gồm cả Ý (từng là khách hàng lớn), đặc biệt khi nước này đưa ra các mức chiết khấu hấp dẫn (1 USD/thùng dầu thô hoặc 70 USD/tấn propane).

Trung Quốc từ tháng 10 đã nối lại nhập khẩu dầu thô Iran với khối lượng 62.000 bpd (thống kê chính thức) sau 4 tháng đình chỉ, con số thực tế có thể cao hơn nhiều lần, bao gồm cả dầu được vận chuyển qua các nước trung gian tại châu Á.

Theo tờ Wall Street Journal, hãng hàng không Mahan Air của Iran - đang chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ - đã sử dụng nhiều công ty bình phong tại Thổ Nhĩ Kỳ để mua các trang thiết bị do Washington chế tạo cho các máy bay của hãng này.

Mahan Air có thể đã mua được các phụ tùng máy bay do Mỹ sản xuất thông qua công ty do Gulnihal Yegane - một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ, thành lập.

"Thương vụ ngầm" này có thể cho phép Mahan Air đối phó các biện pháp trừng phạt của Mỹ áp đặt trong suốt một thập kỷ qua đối với hãng này vì những cáo buộc liên quan buôn lậu vũ khí, và máy bay chiến đấu vào Syria, cũng như cáo buộc liên hệ với Lực lượng vệ binh Cách mạng Iran.

Chưa hết, một nghiên cứu mới đây của Elliptic cho thấy khoảng 4,5% tổng số hoạt động khai thác Bitcoin diễn ra ở Iran, cho phép quốc gia này kiếm được hàng trăm triệu USD tiền mã hóa để mua hàng nhập khẩu, giảm bớt tác động của lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Reuters dẫn báo cáo này cho biết, mặc dù không xác định được số liệu cụ thể, Elliptic đưa ra ước tính dựa trên dữ liệu thu thập từ Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge (CCAF) cho đến tháng 4.2020, cùng với những tuyên bố từ công ty sản xuất điện nhà nước Iran. Tháng 1 năm nay, họ tuyên bố lượng điện mà quá trình đào Bitcoin tiêu thụ ở quốc gia này lên đến 600 MW.

Ngân hàng trung ương Iran cấm giao dịch tiền mã hóa được khai thác ở nước ngoài. Dù vậy, Iran đã công nhận khai thác tiền mã hóa là một ngành công nghiệp, cung cấp năng lượng giá rẻ cho thợ đào và yêu cầu các thợ đào bán Bitcoin khai thác được cho ngân hàng trung ương. Bitcoin vẫn xuất hiện rộng rãi trên chợ đen ở Iran. Nguồn điện giá rẻ đã thu hút nhiều thợ mỏ từ các nước như Trung Quốc đến quốc gia này. Thủ đô Teheran cho phép dùng tiền mã hóa thanh toán những hàng hóa nhập khẩu được ủy quyền.

Nghiên cứu cho thấy: “Iran đã nhận ra rằng khai thác Bitcoin là một cơ hội đối với một nền kinh tế bị trừng phạt đang thiếu hụt tiền mặt, nhưng lại dư thừa dầu và khí đốt tự nhiên”.

Theo nghiên cứu, các thợ đào Iran cần khoảng 10 triệu thùng dầu thô mỗi năm để khai thác Bitcoin, chiếm khoảng 4% tổng lượng dầu xuất khẩu của Iran vào năm 2020.

Nghiên cứu viết thêm: “Do đó, nhà nước Iran đang bán nguồn năng lượng dự trữ của mình một cách hiệu quả trên thị trường toàn cầu, dùng quy trình khai thác Bitcoin để vượt qua các lệnh cấm vận thương mại".

Elliptic cho rằng: "Các thợ đào Bitcoin ở Iran trả tiền trực tiếp bằng Bitcoin để mua hàng nhập khẩu, cho phép họ có thể lách lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các tổ chức tài chính Iran".

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ke-my-loay-hoay-iran-khong-dam-phan-lai-p51-3434105/