Israel đã sử dụng loại vũ khí gì để thành bá chủ Trung Đông

Bằng cách chuyển sang sử dụng tên lửa, các đối thủ của Israel đã thay đổi cán cân quyền lực trong các cuộc xung đột với Israel, cũng như hạn chế được những điểm yếu của họ và điểm mạnh của Quân đội Israel.

Kể từ khi lập quốc, Israel đã dựa trên học thuyết an ninh là lấy lợi thế quân sự là chính, trong đó chú trọng về chất lượng và khả năng tình báo xuất sắc; cho phép nước này tiến hành các cuộc chiến tranh nhanh bên ngoài lãnh thổ của mình.

Chiến lược này đã được thể hiện trong Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1967, trong đó Israel đã có chiến thắng vang dội trước Ai Cập, Syria và Jordan. Kể từ đó, Israel đã cố gắng duy trì lợi thế quân sự chất lượng và cân bằng quyền lực khu vực thuận lợi cho mình, trong cuộc đối đầu với các nước láng giềng Ả Rập.

Học thuyết an ninh cũ của Israel được xác định bởi một số yếu tố xuất phát từ quá trình lập quốc và lịch sử của họ, đó là môi trường thù địch của các nước láng giềng, thiếu chiều sâu chiến lược và dân số ít hơn đáng kể so với các quốc gia Ả Rập.

Mặc dù những yếu tố này về mặt lý thuyết không thay đổi và Israel tiếp tục sở hữu những điều kiện, làm cho học thuyết này trở nên bền vững; tuy nhiên trên thực tế, học thuyết an ninh của Israel về xác định chiến lược quân sự, đã dần thay đổi.

Bằng cách chuyển sang sử dụng tên lửa, các đối thủ của Israel đã thay đổi cán cân quyền lực trong các cuộc xung đột với Israel, cũng như kết quả của họ. Tên lửa có độ chính xác và khả năng hủy diệt tương đối, nhưng giá thành tương đối rẻ, khó tìm ra dấu vết và dễ kiếm hoặc chế tạo.

Theo thời gian, Israel hiện khó khăn để đạt được một chiến thắng quyết định với một đòn loại trực tiếp như kiểu “Cuộc chiến tranh 6 ngày”, và các cuộc chiến của Israel không còn diễn ra xa các khu vực đông dân cư của họ nữa.

Cuộc chiến tháng 10/1973 giữa Israel và Ai Cập, là cuộc chiến đầu tiên mà Israel phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ kho vũ khí tên lửa, và cuộc chiến này đã không kết thúc với việc Israel giành được “chiến thắng cách biệt” như cuộc chiến trước đó.

Vì vậy Israel đã phải phát triển các chiến lược chính trị và an ninh mới, phù hợp với diễn biến của cuộc chiến năm 1973 và phù hợp với học thuyết chính trị của mình, tập trung vào việc quản lý cuộc xung đột với người Palestine, Lebanon và Syria.

Về mặt chính trị, Israel đã chọn cách vô hiệu hóa các mối đe dọa an ninh do các nước láng giềng gây ra sau cuộc chiến năm 1973, bằng cách giải quyết các xung đột thông qua các hiệp định hòa bình; trong đó Israel trả lại các vùng đất bị chiếm đóng, hoặc bằng cách vừa đình chiến và đàm phán, thậm chí là tiếp tục chiếm đóng lãnh thổ.

Sau khi bắt đầu rút quân theo từng giai đoạn khỏi Bán đảo Sinai của Ai Cập vào năm 1974, Israel đã ký Hiệp định Trại David vào năm 1978 và một hiệp ước hòa bình với Ai Cập sáu tháng sau đó, do đó vô hiệu hóa mối đe dọa do Ai Cập gây ra.

Trước đó vào thập niên 1970, Israel đã thành công khi đóng băng mối quan hệ thù địch với Jordan, sau nỗ lực thành công của Quốc vương Hussein nhằm trục xuất lực lượng Palestine ra khỏi đất nước.

Các thỏa thuận an ninh chung giữa Israel và Jordan đã mang lại cho Israel sự ổn định và an ninh ở biên giới phía tây và mối quan hệ của họ được củng cố trong một thỏa thuận hòa bình Israel-Jordan ký năm 1994.

Với việc Israel tiếp tục kiểm soát phần lớn Cao nguyên Golan sau cuộc chiến năm 1967, họ đã thành công; với sự dàn xếp của Mỹ, trong việc ký kết thỏa thuận cắt đứt quan hệ với Syria năm 1974. Thỏa thuận này đã cung cấp cho Israel sự đảm bảo an ninh trên mặt trận Syria trong nhiều năm.

Trái ngược với các mối quan hệ tương đối hòa bình mà Israel hiện có với hầu hết các nước láng giềng, việc Israel chiếm đóng miền nam Lebanon kéo dài hai thập kỷ và thành lập tổ chức Hezbollah vào những năm 1970, đã giữ cho mặt trận Lebanon rộng mở cho đến tận ngày nay.

Mặc dù Israel đã ký Hiệp định Oslo với Tổ chức Giải phóng Palestine vào năm 1993, nhưng chiến lược của nước này vẫn tiếp tục là một chu kỳ quản lý xung đột, khi mở rộng các khu định cư và vô hiệu hóa phe đối lập ở Bờ Tây.

Ngoài ra, mặt trận Syria đã “mở cửa trở lại”, sau khi nội chiến Syria bùng nổ vào năm 2011, kho vũ khí tên lửa của Hamas và Hezbollah đã trở thành vũ khí răn đe với an ninh của Israel.

Là quốc gia chuyên thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”, Israel thực sự không thể quen được với những mối đe dọa do các kho vũ khí tên lửa của những kẻ thù trực tiếp và “tiềm tàng”. Điều này giải thích tình trạng leo thang có tính toán, mà Hamas và Hezbollah áp dụng, cũng như biện pháp kiềm chế mà Israel áp dụng.

Vì một cuộc chiến trên bộ sẽ vô cùng tốn kém và các cuộc không kích không thể loại bỏ hoàn toàn các kho vũ khí này, và thực tế là Israel cũng không thể đạt được chiến thắng quyết định, bằng cách phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự và tên lửa của Hamas và Hezbollah.

Sau khi tiến hành các cuộc đàm phán với Hezbollah từ năm 2013 và với Hamas sau các cuộc xung đột năm 2009 và 2021, Israel tiếp tục dựa vào chiến lược đàm phán và chiến tranh để đảm bảo các dàn xếp tạm thời, với các quy tắc can dự cụ thể, tùy theo hoàn cảnh.

Sự cân bằng này đã chi phối các hoạt động trả đũa và đánh phủ đầu của Israel ở Gaza và Lebanon. Trong khi các hoạt động của Israel thường tránh leo thang thành các cuộc xung đột lớn, các cuộc không kích hạn chế của Israel đã kết thúc bằng Chiến tranh Liban lần thứ hai, cũng như các cuộc xung đột quy mô lớn ở Gaza vừa qua. Nguồn ảnh: Flickr.

Cuộc xung đột giữa Israel và liên minh Arab năm 1973 suýt nữa đã xóa sổ quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông này. Nguồn: TheArchive.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/israel-da-su-dung-loai-vu-khi-gi-de-thanh-ba-chu-trung-dong-1596131.html