Hơn 80% làng nghề bị ô nhiễm

Sự lan rộng ô nhiễm môi trường từ các làng nghề sang các cụm công nghiệp làng nghề như ở Bình Yên và Đại Bái mà quý vị vừa theo dõi cũng đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước, bởi nhu cầu phát triển, mở rộng của các làng nghề ngày một lớn trong khi quỹ đất thì ngày càng hạn hẹp.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 5.400 làng nghề thì có tới hơn 80% làng nghề, các cụm công nghiệp làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Điều này khiến các thành phần độc hại trong nước, không khí ở làng nghề ô nhiễm nói chung luôn vượt mức cho phép tới hàng chục lần.

Không chỉ ảnh hưởng tới 1 địa bàn mà các làng nghề còn là tác nhân gây ô nhiễm cho nhiều địa phương lân cận.

Nhiều làng nghề như sản xuất giấy Phong Khê, Bắc Ninh, dệt nhuộm ở Hưng Hà tỉnh Thái Bình đã trở thành điểm nóng về môi trường. Làng nghề truyền thống cũng là nơi ở của các hộ dân nên việc xử lý mạnh tay, dứt điểm của các cơ quan chức năng với các chủ cơ sở sản xuất có nhiều khó khăn.

Theo Luật bảo vệ môi trường 2020, trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trường thuộc về UBND các cấp, các doanh nghiệp tại làng nghề, đặc biệt là trách nhiệm của Chủ đầu tư cụm công nghiệp làng nghề khi chưa đủ điều kiện nhưng vẫn cho phép các cơ sở sản xuất đi vào hoạt động. Quy định thì đã có, thế nhưng thực tế lại rất ít cá nhân, tập thể bị xử lý khi để xảy ra ô nhiễm.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trường thuộc về UBND các cấp, các doanh nghiệp tại làng nghề, đặc biệt là trách nhiệm của Chủ đầu tư cụm công nghiệp làng nghề khi chưa đủ điều kiện nhưng vẫn cho phép các cơ sở sản xuất đi vào hoạt động. Quy định thì đã có, thế nhưng thực tế lại rất ít cá nhân, tập thể bị xử lý khi để xảy ra ô nhiễm.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Trần Tiến - Mỹ Hạnh - Ngọc Tuấn

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/hon-80-lang-nghe-bi-o-nhiem-206914.htm