Hội Người khuyết tật huyện Gia Viễn: Mái nhà chung cho những mảnh đời bất hạnh

Trong số những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội thì người khuyết tật là những người chịu nhiều thiệt thòi, khó khăn nhất. Những khiếm khuyết về cơ thể đã khiến họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời thường nhưng quan trọng hơn làm họ mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Ông Bùi Văn Luyện, Chủ tịch Hội Người khuyếttật huyện Gia Viễn cho biết: Ban đầu, tổ chức Hội Người khuyết tật huyện GiaViễn có 50 hội viên, qua thời gian hoạt động, đến nay số hội viên tăng lên 150người. Trong đó, hội viên khuyết tật là thương binh chiếm 20%, khuyết tật đặcbiệt nặng chiếm 15%, khuyết tật nặng chiếm 20%, khuyết tật nhẹ 35% và cha mẹtrẻ khuyết tật, mồ côi chiếm 10%.

Từ khi được cho phép thành lập đến nay, Banchấp hành Hội đã nỗ lực hoạt động với việc vừa xây dựng, củng cố tổ chức Hội,vừa tích cực chăm lo đời sống mọi mặt cho hội viên. Vì vậy, từ chỗ khi thànhlập ban đầu các thành viên Ban chấp hành Huyện hội chưa có nhiều kinh nghiệmhoạt động, công tác hội gặp nhiều khó khăn đến nay công tác tổ chức Hội ngàycàng chuyên sâu, nội dung hoạt động ngày càng đổi mới. Nhiều cán bộ Hội đượctập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, giúpcác hoạt động của Hội ngày càng thực chất, đi vào nề nếp.

Từ hoạt động hiệu quả của Hội Người khuyết tậthuyện Gia Viễn nên Hội đã được Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam và tổchức phi chính phủ CRS của Hoa Kỳ, PTU của Đan Mạch hỗ trợ thực hiện 6 dự ánnhư: Dự án phát triển tổ chức, Dự án hòa nhập, Dự án bình đẳng giới, Dự án giaolưu chia sẻ, Dự án vận động chính sách, Dự án nâng cao năng lực cho cán bộ Hội...

Hàng năm, Hội Người khuyết tật huyện đã mời cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lýNhà nước tỉnh về tư vấn pháp luật và các chế độ, chính sách của Nhà nước đôívới người khuyết tật cho hội viên. Trong 5 năm, đã có tổng số 400 lượt hội viênđược tư vấn, nắm bắt và hiểu rõ về pháp luật, đặc biệt là các chế độ, chínhsách liên quan đến người khuyết tật.

Với phương châm nâng cao chất lượnghoạt động, đồng hành với việc giao lưu, chia sẻ, hàng năm Huyện hội cử cán bộHội và hội viên tiêu biểu tham gia các buổi giao lưu chia sẻ với Hội Ngươìkhuyết tật Hà Nam, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình và các Huyện hội trong tỉnh. Quacác buổi giao lưu đó giúp các hội viên có cùng hoàn cảnh chia sẻ, gắn bó hơntrong các sinh hoạt cuộc sống, giúp nhiều người khuyết tật vơi bớt mặc cảm, tạoniềm vui, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, bình đẳng hòa nhập với cộng đồng.

Mỗi năm Huyện hội có khảo sát, nắm tình hình đời sống hội viên, trong đó đặcbiệt lưu ý đến các hội viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hội viên đơn thân,hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để Hội vận động các nhà hảo tâm, cáccấp các ngành hỗ trợ, thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ, Tết.

Hàng năm, mỗi dịpXuân về, 100% hội viên được nhận quà từ các đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảotâm, các tổ chức tôn giáo ủng hộ. Khi hội viên ốm đau hay gia đình có chuyệnvui, buồn, Hội cũng trích quỹ thăm hỏi, động viên kịp thời, từ đó các hội viênngày càng tin tưởng, gắn bó vào tổ chức hội, xem hội là mái nhà chung của nhữngngười khuyết tật trong huyện.

Nhiều hội viên của Hội với ý chí vượt khó vươnlên, khát vọng thay đổi cuộc sống đã tích cực học nghề, lao động sản xuất, từngbước xóa đói, giảm nghèo, vươn lên thành hộ có kinh tế vững vàng, mua sắm thêmđược những phương tiện sản xuất, vật dụng sinh hoạt hiện đại, tạo điều kiện chocon cái được học hành đầy đủ, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảmnghèo tại địa phương. Trong toàn hội, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn ở mức 8,2%, mộttỷ lệ còn cao so với mặt bằng chung, song đối với những người khuyết tật đây làcả một quá trình nỗ lực không biết mệt mỏi và rất đáng ghi nhận.

Mai Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/hoi-nguoi-khuyet-tat-huyen-gia-vien-mai-nha-chung-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh-2020041708528838p3c24.htm