Hội đồng Đại Tây Dương: Chương trình nghị sự năng lượng toàn cầu năm 2024 (Bài 2)

Sau đây là nội dung bài viết của Thứ trưởng phụ trách đối ngoại Shin Hosaka (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản).

Bài 2: Sát cánh vì mục tiêu trung hòa carbon

Sau đây là nội dung bài viết của Thứ trưởng phụ trách đối ngoại Shin Hosaka (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản):

An ninh năng lượng đã luôn là một thách thức lâu đời từ rất lâu trước cuộc cách mạng công nghiệp. Hiện giờ, trong bối cảnh này, một sự giải quyết thách thức những vấn đề về môi trường đã phát sinh. Cách đây vài năm, câu chuyện xung quanh quá trình chuyển đổi năng lượng sang mức phát thải khí carbon ròng bằng 0 (net zero) đi theo một quỹ đạo đơn giản khi nó tạo ấn tượng rằng thế giới sẽ chuyển đổi liền mạch từ những hạn chế của hàng hóa như dầu và khí đốt tự nhiên sang việc nắm lấy những lợi ích địa chính trị như một động thái như vậy sẽ đem lại kết quả. Tuy nhiên, như tôi đã nhận thấy trong nhiệm kỳ của mình với tư cách là ủy viên của Cơ quan tài nguyên thiên nhiên và năng lượng và là Thứ trưởng Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản (METI), thì quá trình chuyển đổi năng lượng trở nên phức tạp hơn nhiều. Các động lực năng lượng vốn đầy rẫy sự hỗn loạn thường xuyên của chúng, vẫn nắm giữ ảnh hưởng địa chính trị toàn cầu. Trong bối cảnh này, tôi tin rằng chủ nghĩa đa phương là động lực chính nhằm khuyến khích sự chuyển đổi năng lượng hướng tới net zero.

Các nhà hoạch định chính sách hiện phải đối mặt trực tiếp với thực tế này khi hiện thực hóa một xã hội xanh đòi hỏi phải xây dựng các chính sách mới và hợp tác toàn cầu.

Tôi mong muốn làm sáng tỏ quan điểm của Nhật Bản hướng tới cuộc họp của nhóm 7 bộ trưởng các nước G7 về khí hậu, năng lượng và môi trường do Nhật Bản đăng cai tổ chức vào tháng 4/2023 đã qua và hội nghị các nhà sản xuất-người tiêu dùng LNG đầu tiên được đồng tổ chức với Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) vào tháng 7 cùng năm.

Ý nghĩa của những cuộc họp này nằm ở chỗ thời điểm được tổ chức giữa bối cảnh IEA gọi “cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu thực sự đầu tiên” của thế giới. Đồng thời, những sự kiện này cũng đã diễn ra đúng vào thời điểm mà các thế lực đang chia tách thế giới thành những nước giàu và nước nghèo (haves and have-nots). Hơn thế nữa, tôi tin rằng những cuộc thảo luận này sẽ khơi dậy những cuộc trao đổi về cách tiếp cận thế giới về cả COP28 và cuộc khủng hoảng năng lượng nằm trong tầm tay.

Các vấn đề xung quanh năng lượng là một thách thức phổ biến đối với 8 tỷ người trên hành tinh của chúng ta. Hành trình của Nhật Bản hướng tới Hội nghị cấp bộ trưởng G7 về khí hậu, năng lượng và môi trường bắt đầu với niềm tin cho rằng kết quả của Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ không chỉ đem lại lợi ích cho các quốc gia thành viên hoặc các quốc gia phát triển khác. Thay vào đó, những kết quả của hội nghị lần này sẽ thúc đẩy sự hợp tác với các nước láng giềng Châu Á và các quốc gia từ Global South. Bản chất của năng lượng, đặc biệt là trong những thời điểm quan trọng này, yêu cầu các quốc gia phát triển phải đối mặt với trách nhiệm toàn cầu của họ thay vì chỉ tranh giành các nguồn tài nguyên.

Để làm sáng tỏ mọi quan niệm sai lầm, Chính phủ Nhật Bản vẫn luôn ủng hộ trung thành cho một thế giới trung hòa carbon. Tuy nhiên, con đường dẫn tới trung hòa carbon nên được điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh riêng của từng quốc gia, bao trùm nhiều đường hướng khác nhau, trong đó bao gồm tất cả các công nghệ, đó chính là một trong những thông điệp quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023.

Nhật Bản gần như phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng cách đây 50 năm, qua đó đã giúp nâng cao sự phát triển công nghệ một cách mạnh mẽ. Năng lượng mặt trời hiện nay có mặt khắp mọi nơi ở Nhật Bản, nơi có được thành công về mặt thương mại là nhờ vào sự nghiên cứu và phát triển không ngừng nghỉ của Nhật Bản. Chúng ta không chỉ rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng mà còn đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển đổi xanh của thế giới. Mục tiêu của Nhật Bản bây giờ là trở thành người dẫn đầu cho công nghệ hydrogen sạch, thu hồi, công nghệ sử dụng và lưu trữ carbon CCSU cũng như các giải pháp năng lượng sạch khác, và chúng tôi cũng đang tích cực cung cấp hỗ trợ công nghệ rộng rãi cho những người khác đang phải tìm kiếm công nghệ đó. Điều quan trọng nữa là phải giải quyết được chủ đề quan trọng về tăng cường an ninh khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và khí đốt tự nhiên, thường được coi là điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng năng lượng. Cuộc họp cấp bộ trưởng G7 về khí hậu, năng lượng và môi trường đã nhấn mạnh sự cần thiết đầu tư để chuẩn bị đối phó cho sự thiếu hụt nguồn cung khí tiềm năng.

Nhận thức được tầm quan trọng của đối thoại giữa các nước sản xuất và tiêu thụ dầu khí, tại Hội nghị nhà sản xuất-người tiêu dùng LNG đã được tổ chức ở thủ đô Tokyo (7/2023), Nhật Bản đã đưa đề xuất tăng cường năng lực của IEA trong lĩnh vực khí đốt tự nhiên và LNG, đồng thời công bố mối quan hệ hợp tác mới để giải quyết vấn đề khí phát thải methane, mối quan ngại cấp bách đối với sử dụng LNG và khí tự nhiên sạch hơn. Để nhắc lại, Nhật Bản không ủng hộ những hành động trái với mục tiêu cần đạt được để trung hòa carbon. Tầm nhìn của chúng tôi là tích hợp LNG và khí tự nhiên làm vùng đệm chiến lược nhằm đẩy nhanh nền kinh tế xanh.

Nhìn nhận lại tình hình hiện nay, Châu Âu đang duy trì trữ lượng khí tồn kho ngầm đáng kể và Nhật Bản cũng đã có một hệ thống ngăn chặn sự gián đoạn nguồn cung song liệu việc ứng phó với cuộc khủng hoảng khí tự nhiên có được giảm thiểu hay không? Biến động giá cả có thể có được quản lý tốt hơn? Hiện cả Singapore và Chính phủ Nhật Bản đang bắt đầu cơ chế dự trữ chiến lược LNG. Mặc dù việc duy trì các nguồn đệm như dầu thô có thể là một thách thức song còn có nhiều sự lựa chọn khác về lưu trữ lượng LNG và khí đốt tự nhiên. Chúng tôi hiện đang hành động nhằm mục đích hợp tác phân tích những điều này với các tổ chức quốc tế, bao gồm cả IEA, nhằm khám phá một hình thức hợp tác quốc tế mới, giúp cân bằng cả ba yếu tố quan trọng của chính sách năng lượng: An ninh năng lượng, khủng hoảng khí hậu toàn cầu và rủi ro địa chính trị.

Để giải quyết vấn đề phát thải khí methane, Nhật Bản đã thu hút thành công sự chú ý của chính phủ nhiều nước có cùng quan điểm cũng như khu vực tư nhân. Một mẫu hình của sự hợp tác công-tư là Nhật Bản và các khách hàng LNG hàng đầu của Hàn Quốc đã thành lập Liên minh giảm phát thải LNG hướng tới sáng kiến net zero (CLEAN) như một biện pháp đối phó với khí phát thải methane. Ngoài ra, một thỏa thuận khác cũng đã đạt được giữa Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Australia và Ủy ban Châu Âu làm việc về các biện pháp đối phó với khí phát thải methane. Cụ thể hơn, theo khuôn khổ mới, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước mua LNG sẽ yêu cầu nhà cung cấp dữ liệu về các biện pháp cắt giảm khí methane và dữ liệu về các dự án LNG, và Cơ quan về kim loại và an ninh năng lượng Nhật Bản (JOGMEC) là bên thứ ba trung lập có liên kết với Chính phủ Nhật Bản, cũng sẽ thu thập và công bố cá thông tin liên quan này. JOGMEC cũng sẽ thảo luận các biện pháp mang tính thực tiễn tốt nhất với các nhà cung cấp LNG và khuyến khích cải tiến khi cần thiết. Chính phủ nhiều nước liên quan cũng có ý định hỗ trợ sáng kiến này ở mức tối đa có thể. Quan hệ đối tác công-tư mới sẽ là chỉ dấu cho thị trường sự cần thiết của các biện pháp kiểm soát khí phát thải methane và dữ liệu được thu thập chính xác hơn và trên ở quy mô lớn hơn, đồng thời sẽ chỉ ra những dự án nào nỗ lực được kết hợp các biện pháp bảo vệ môi trường với nguồn cung khí LNG ổn định.

Một khía cạnh thiết yếu khác của quá trình chuyển đổi năng lượng là sự thúc đẩy đối thoại về những thị trường, đặc biệt là lĩnh vực tài chính. Nhật Bản cũng đã chủ động thiết lập các phương pháp tài chính chuyển đổi để hỗ trợ quá trình loại bỏ carbon thực tế cho các lĩnh vực khó giảm bớt khí phát thải carbon. Nhìn về phía trước, chúng tôi sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi kinh tế xanh GX (chuyển đổi xanh hay còn gọi là trái phiếu môi trường) của chính phủ trung ương với mục đích tài trợ dành riêng cho các khoản đầu tư của chính phủ hướng tới trung hòa carbon (Người dịch: Từ tháng 2/2024, Bộ Tài chính Nhật Bản đã bắt đầu phát hành Trái phiếu chuyển đổi kinh tế xanh GX, loại kỳ hạn 5 năm và loại kỳ hạn 10 năm với tổng giá trị 800 tỷ yên cho mỗi loại kỳ hạn nhằm mục tiêu “chuyển đổi” một xã hội không phát thải ròng và đầu tư cho các dự án thân thiện với môi trường trong bối cảnh các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm kiếm các dự án siêu lớn với quy mô khoảng 20.000 tỷ yên tương đương với 132 tỷ USD). Tất cả những biện pháp này của Nhật Bản đang thu hút được sự chú ý của các nước Châu Á với sự công nhận ngày càng tăng về vai trò của họ trong việc đạt kết quả trong quá trình chuyển đổi năng lượng thực tế, giúp đảm bảo nguồn cung ổn định và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2021, các tổ chức tài chính ở Nhật Bản, phối hợp với các đối tác ở Châu Á và các nước phương Tây đã thành lập một nhóm nghiên cứu về tài chính chuyển đổi với đỉnh cao là những hướng dẫn độc đáo. Hiện nay, trên cơ sở đề nghị của nhiều quốc gia Châu Á khác, Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy toàn diện sáng kiến chuyển đổi năng lượng Châu Á thông qua các chiến lược, trong đó bao gồm như xây dựng lộ trình trung hòa carbon, thiết lập tài chính chuyển đổi và cung cấp vốn đầu tư tài chính cũng như triển khai ứng dụng công nghệ liên quan ở châu lục này và hỗ trợ xây dựng thể chế nhằm mục tiêu đạt được tầm nhìn Cộng đồng không phát thải ròng của Châu Á (Asia zero emission community-AZEC) (Người dịch: Ngày 18/12/2023, tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản, Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của AZEC đã chính thức khai mạc với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN, Nhật Bản và Australia nhằm mục tiêu loại bỏ carbon, tăng trưởng kinh tế và an ninh năng lượng).

Những kết luận rút ra từ những cuộc thảo luận tại hai hội nghị nêu trên cộng hưởng với tinh thần thống nhất cam kết giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, khủng hoảng khí hậu và rủi ro địa chính trị như là một sự thách thức khá vững chắc. Tuy vậy, chúng tôi hy vọng cũng được chia sẻ những kết quả và sáng kiến này với UAE tại Hội nghị COP28 vừa qua và tham gia vào các cuộc đối thoại có ý nghĩa với nhiều bên liên quan để xây dựng các hệ thống ngăn ngừa sự lặp lại các cuộc khủng hoảng trong quá khứ cũng như đảm bảo trung hòa carbon toàn cầu.

Tóm lại, tôi muốn kết luận bài viết này với ba thông điệp chính: (1) Ưu tiên an ninh năng lượng là điều tối quan trọng để thúc đẩy phong trào xanh. Việc bỏ qua mối quan tâm lớn này có thể vô tình làm tăng thêm những nguy cơ liên quan đến biến đổi khí hậu. (2) Việc theo đuổi một tương lai net zero được thừa nhận một cách rộng rãi như một mục tiêu có nhiều đường hướng dựa trên cơ sở của hoàn cảnh, điều kiện của từng quốc gia. Tôi cũng hy vọng Hội nghị COP28 công nhận mỗi nước đều có hoàn cảnh riêng và tôn trọng những đường hướng khác nhau này. (3) Nguyện vọng của tôi đối với COP28 là không được nhìn nhận nó như một đấu trường của sự chia rẽ song được coi như là một minh chứng cho sự hợp tác và đoàn kết được đổi mới.

Trong thời điểm đầy những thử thách này, trách nhiệm của mỗi chúng ta là không chỉ đối với riêng từng quốc gia tương ứng mà còn đối với sự chia sẻ của hành tinh chúng ta. Đến với COP28, tất cả hãy cùng nhớ lại những mục đích chung của chúng ta và mạng lưới địa chính trị và năng lượng phức tạp mà chúng ta đang phải cùng nhau định hướng.

Tuấn Hùng

Atlantic Council

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/hoi-dong-dai-tay-duong-chuong-trinh-nghi-su-nang-luong-toan-cau-nam-2024-bai-2-708982.html