Học sinh Hà Nội lặn lội hàng trăm killomet để viếng mộ, tưởng nhớ thầy Văn Như Cương

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), rất nhiều học sinh Hà Nội đã vượt hàng trăm killomet để tưởng nhớ cố Nhà giáo Văn Như Cương.

Hôm nay, khi các học sinh trên cả nước tưng bừng kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thì tại Hà Nội, rất nhiều học sinh trường THPT Lương Thế Vinh đã chuẩn bị hoa tươi, đồ lễ, vượt hàng trăm kilomet đến Lương Sơn (Hòa Bình) để viếng mộ, tưởng nhớ cố thầy giáo Văn Như Cương.

Chùm ảnh ghi nhận của phóng viên:

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, rất nhiều học sinh và cô giáo trường THPT Lương Thế Vinh đã chuẩn bị hoa tươi, đồ lễ đến viếng mộ, tưởng nhớ cố thầy giáo Văn Như Cương.

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, rất nhiều học sinh và cô giáo trường THPT Lương Thế Vinh đã chuẩn bị hoa tươi, đồ lễ đến viếng mộ, tưởng nhớ cố thầy giáo Văn Như Cương.

Các học sinh xếp thành hàng để viếng mộ, tưởng nhớ cố thầy giáo Văn Như Cương.

Các học sinh xếp thành hàng để viếng mộ, tưởng nhớ cố thầy giáo Văn Như Cương.

Mặc dù chưa từng một lần được lắng nghe bài giảng của cố thầy giáo Văn Như Cương nhưng em Đào Bích Giang (học sinh lớp 12) luôn nhớ những lời dạy của thầy trong ngày khai giảng.

Mặc dù chưa từng một lần được lắng nghe bài giảng của cố thầy giáo Văn Như Cương nhưng em Đào Bích Giang (học sinh lớp 12) luôn nhớ những lời dạy của thầy trong ngày khai giảng.

Bích Giang cho biết: “Đây là lần thứ hai em được địa diện học sinh của trường lên nghĩa trang Lạc Hồng Viên để dâng hương thầy. Mặc dù chưa khi nào được trực tiếp nghe thầy giảng bài vì em bước vào trường được 1 năm thì thầy mất, nhưng những dặn dò của thầy trong ngày khai giảng năm học mới, em đều khắc ghi”.

Bích Giang cho biết: “Đây là lần thứ hai em được địa diện học sinh của trường lên nghĩa trang Lạc Hồng Viên để dâng hương thầy. Mặc dù chưa khi nào được trực tiếp nghe thầy giảng bài vì em bước vào trường được 1 năm thì thầy mất, nhưng những dặn dò của thầy trong ngày khai giảng năm học mới, em đều khắc ghi”.

Các học sinh tề tựu về Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên (ở Hòa Bình) để thăm viếng, tưởng nhớ thầy Văn Như Cương.

Các học sinh tề tựu về Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên (ở Hòa Bình) để thăm viếng, tưởng nhớ thầy Văn Như Cương.

Bích Giang cho biết: Em nhớ nhất câu nói của thầy trong ngày khai giảng, rằng: Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kĩ thuật có chuyên môn giỏi, những nhà nghiên cứu thành công, những nhà doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc…nhưng trước hết phải là những người tử tế. Chính câu nói đó khi viết tham luận em đưa vào và xem đó là châm ngôn sống cho chính bản thân mình”.

Bích Giang cho biết: Em nhớ nhất câu nói của thầy trong ngày khai giảng, rằng: Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kĩ thuật có chuyên môn giỏi, những nhà nghiên cứu thành công, những nhà doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc…nhưng trước hết phải là những người tử tế. Chính câu nói đó khi viết tham luận em đưa vào và xem đó là châm ngôn sống cho chính bản thân mình”.

Em Nhật Minh cũng tự hào khi được “lọt” vào danh sách đến nghĩa trang để “báo công” với thầy.

Em Nhật Minh cũng tự hào khi được “lọt” vào danh sách đến nghĩa trang để “báo công” với thầy.

“Trước đây, ngoài kiến thức văn hóa, thầy rất quan tâm đến lĩnh vực thể thao. Năm nay, đội bóng tại trường mà em tham gia lọt vào top 1/16 giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội nên chúng em lên để báo tin vui với thầy”, Nhật Minh cho hay và khẳng định sẽ phấn đấu đạt kết quả tốt nhất để có thể góp phần cho tương lai đất nước.

“Trước đây, ngoài kiến thức văn hóa, thầy rất quan tâm đến lĩnh vực thể thao. Năm nay, đội bóng tại trường mà em tham gia lọt vào top 1/16 giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội nên chúng em lên để báo tin vui với thầy”, Nhật Minh cho hay và khẳng định sẽ phấn đấu đạt kết quả tốt nhất để có thể góp phần cho tương lai đất nước.

Bên cạnh mộ phần, các học sinh được nghe những câu chuyện cô Đào Kim Oanh (vợ thầy Văn Như Cương) hoài ức về ông, khiến ai nấy đều xúc động.

Bên cạnh mộ phần, các học sinh được nghe những câu chuyện cô Đào Kim Oanh (vợ thầy Văn Như Cương) hoài ức về ông, khiến ai nấy đều xúc động.

Mộ phần cố Nhà giáo Văn Như Cương hiện đang đặt tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (ở Lương Sơn, Hòa Bình).

Mộ phần cố Nhà giáo Văn Như Cương hiện đang đặt tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (ở Lương Sơn, Hòa Bình).

PGS.TS Văn Như Cương sinh ra trong gia đình có truyền thống dạy học ở làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Năm 1954, ông ra Hà Nội học khoa toán Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, sau khi tốt nghiệp trở thành giảng viên của trường này.

PGS.TS Văn Như Cương nguyên là giảng viên của trường ĐH sư phạm Hà Nội. Ông là tác giả biên soạn SGK phổ thông và giáo trình đại học môn hình học, Ủy viên Hội đồng Giáo dục quốc gia Việt Nam.

Năm 1989, ông là người thành lập và là Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh-Hà Nội, một trong các trường dân lập phổ thông đầu tiên ở Hà Nội.

Không chỉ là nhà giáo, nhà quản lý, thầy còn được biết đến với tài văn thơ, khả năng truyền lửa cho các thế hệ học trò và những phản biện sắc sảo trước các vấn đề nóng của giáo dục.

Đã 6 năm kể từ ngày PGS.TS Văn Như Cương không còn trên trần thế nhưng khi nhắc đến thầy, lớp lớp thế hệ học sinh sẽ không bao giờ quên người thầy râu tóc bạc phơ, "ông đồ xứ Nghệ" nổi tiếng với những triết lý đào tạo làm người tử tế trước khi trở thành người thành công trên đường đời.

Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam được các nhà trường tổ chức tưng bừng, rộn rã

Trung Sơn

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/hoc-sinh-ha-noi-lan-loi-hang-tram-killomet-de-vieng-mo-tuong-nho-thay-van-nhu-cuong-172231120185522695.htm