Hoàng đế Napoleon bại trận ở Nga vì... yếu tố thời tiết?

Vào mùa hè năm 1812, hoàng đế Napoleon của Pháp tiến hành chiến dịch tấn công xâm lược Nga. Tuy nhiên, cuối cùng, đội quân của Napoleon thất bại ê chề. Một số sử gia cho rằng Napoleon bại trận là vì mùa Đông khắc nghiệt ở Nga.

Một chiến dịch quân sự đầy tham vọng của hoàng đế Napoleon là xâm lược, thôn tính nước Nga. Ông hoàng nước Pháp này đã chỉ huy khoảng 400.000 lính Pháp tấn công Nga vào mùa Hè năm 1812 với niềm tin rằng sẽ sớm giành được chiến thắng.

Với lực lượng hùng hậu và tinh nhuệ, đội quân của Napoleon đã tiến vào Moscow vào tháng 9/1812 sau khi đánh bại lực lượng Nga dọc đường đi.

Thế nhưng, 3 tháng sau khi tiến vào thủ đô nước Nga, lực lượng của Napoleon bị binh sĩ Nga đánh tan tác, buộc phải tháo chạy về nước với con số thương vong rất lớn. Đây là một trong những thất bại lớn nhất trong sự nghiệp cầm quân của Napoleon.

Liên quan đến thất bại của Napoleon ở Nga, một số nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân chủ yếu được cho là mùa đông khắc nghiệt.

Cụ thể, khi Napoleon bắt đầu chiến dịch tấn công nước Nga, thời tiết khi đó là mùa Hè. Điều kiện thời tiết này khá quen thuộc đối với binh sĩ Pháp nên họ có thể giải quyết vấn đề gặp phải. Do đó, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, quân đội Pháp liên tiếp giành được nhiều thắng lợi tại Nga, giúp tiến thẳng về Moscow.

Tuy nhiên, khi mùa Đông khắc nghiệt ở Nga kéo đến, đội quân của Pháp phải "trả giá đắt". Điều này xuất phát từ việc Napoleon thực hiện cuộc chiến ở Nga giống như nhiều trận chiến ở châu Âu đó là chỉ chuẩn bị một phần lương thực, hậu cần. Sau đó, ông cho phép binh sĩ cướp bóc lương thực trên đường đi.

Napoleon không thể ngờ rằng, Nga đã thực hiện chiến thuật "vườn không nhà trống", phá sạch mùa màng cùng quân nhu khi rút đi khiến quân đội Pháp không thể cướp bóc được lương thực để bổ sung vào việc nuôi quân sau khi đã dùng gần hết số lương thực, thực phẩm mang đi.

Tiếp đến, các xe ngựa kéo của Pháp dùng để vận chuyển lương thực, vũ khí... được đóng móng mùa Hè. Đối diện với mùa Đông khắc nghiệt ở Nga, những con ngựa này không được trang bị móng mùa đông. Theo đó, chúng khó đi vững trên băng tuyết nên dễ bị trượt ngã. Tiến độ hành quân của lực lượng Pháp chậm lại.

Trước thời tiết bất lợi, binh sĩ Pháp rơi vào cảnh chịu đói, chịu rét, bệnh tật tấn công. Theo ước tính, mỗi ngày có khoảng 5.000 lính Pháp đào ngũ, mắc bệnh hoặc tự sát. Trong khi ấy, đàn ngựa chết với tốc độ khá lớn, khoảng 50 con/ngày.

Do không chuẩn bị tốt công tác hậu cần nên quân đội Pháp do Napoleon chỉ huy gặp bất lợi lớn khi chiến đấu với Nga trong mùa Đông. Cuối cùng, Napoleon buộc phải hạ lệnh rút quân về nước để tránh rơi vào tình trạng toàn quân bị tiêu diệt.

Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/hoang-de-napoleon-bai-tran-o-nga-vi-yeu-to-thoi-tiet-1982186.html