HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM PHẦN CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Sáng 15/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học tổ chức Hội thảo 'Một số vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ; kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia trên thế giới về phần các tội phạm về chức vụ trong việc đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới và giá trị tham khảo cho Việt Nam'. TS. Lê Hải Đường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài đồng chủ trì hội thảo.

Quang cảnh hội thảo

Quang cảnh hội thảo

Tham dự hội thảo có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường; đại diện một số đơn vị có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực tư pháp.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường cho biết, hội thảo là một trong những hoạt động trong khuôn khổ triển khai thực hiện Đề tài khoa học cấp Bộ mã số ĐTCB.2024-04 “Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới” do TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp làm Chủ nhiệm Đề tài.

Nhấn mạnh đây là Đề tài khó, có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn cao, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường đề nghị, các chuyên gia, nhà khoa học tập trung góp ý sâu sắc, toàn diện, khách quan vào chủ đề của Hội thảo để góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ; kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam.

TS. Lê Hải Đường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp

TS. Lê Hải Đường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp

Tại hội thảo, các chuyên gia cho ý kiến vào một số nội dung trọng tâm như: Khái niệm, đặc điểm của pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ và yêu cầu hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng; Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến việc hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật và các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ; Yêu cầu nội luật hóa các công ước có liên quan và kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia về tội phạm về chức vụ;…

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chia sẻ kinh nghiệm lập pháp của Nhật Bản về phần các tội phạm về chức vụ trong việc đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng; Quy định tội phạm tham nhũng trong Bộ luật Hình sự Trung Hoa;…

GS.TS. Nguyễn Minh Đoan, Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Hành chính nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội góp ý tại hội thảo

GS.TS. Nguyễn Minh Đoan, Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Hành chính nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội góp ý tại hội thảo

TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy,Trưởng Khoa nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ góp ý tại hội thảo

TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy,Trưởng Khoa nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ góp ý tại hội thảo

Trên cơ sở phân tích đặc điểm, bối cảnh, các yếu tố ảnh hưởng cũng như kinh nghiệm lập pháp một số nước, ý kiến chuyên gia đã làm rõ các vấn đề đặt ra đồng thời đưa ra quan điểm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia, những năm qua, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh toàn diện, tạo cơ sở chính trị, pháp lý vững chắc và thể hiện rõ chủ trương, đường lối, quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta. Để đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng hiệu quả, việc tiếp tục hoàn thiện các cơ chế xử lý hành vi tham nhũng đặt ra yêu cầu tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự phần các tội phạm về chức vụ để có công cụ đủ sức răn đe xử lý hành vi tham nhũng.

Do vậy, việc đặt ra yêu cầu nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ là rất cần thiết, cung cấp cơ sở chính trị, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý, cùng các luận chứng, luận cứ để tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về các tội phạm tham nhũng, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thời gian tới.

TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu kết thúc hội thảo

TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu kết thúc hội thảo

Kết thúc hội thảo, TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài nêu rõ, với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc hội thảo đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Ghi nhận và đánh giá cao tham luận, ý kiến góp ý sâu sắc, toàn diện, khách quan, thiết thực của các chuyên gia, nhà khoa học, TS. Đỗ Đức Hồng Hà cho biết, Ban Chủ nhiệm Đề tài sẽ nghiên cứu, tiếp thu tối đa trong quá trình triển khai, đảm bảo việc thực hiện Đề tài đúng tiến độ, chất lượng và mục tiêu đề ra.

*** Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Hội thảo “Một số vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ; kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia trên thế giới về phần các tội phạm về chức vụ trong việc đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới và giá trị tham khảo cho Việt Nam”

Hội thảo “Một số vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm về chức vụ; kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia trên thế giới về phần các tội phạm về chức vụ trong việc đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới và giá trị tham khảo cho Việt Nam”

TS. Lê Hải Đường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài đồng chủ trì hội thảo

TS. Lê Hải Đường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm Đề tài đồng chủ trì hội thảo

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo

PGS.TS. Trương Thị Hồng Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Tổng hợp, Ban Nội chính Trung ương

PGS.TS. Trương Thị Hồng Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Tổng hợp, Ban Nội chính Trung ương

TS. Trần Văn Tĩnh, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ủy ban Kiểm tra Trung ương

TS. Trần Văn Tĩnh, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Các đại biểu tham dự hội thảo

Các đại biểu tham dự hội thảo

TS. Nguyễn Văn Tuân – Hội luật gia Việt Nam góp ý tại hội thảo

TS. Nguyễn Văn Tuân – Hội luật gia Việt Nam góp ý tại hội thảo

Ông Trương Quốc Hưng, Phó Trưởng Ban Quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp phát biểu tại hội thảo

Ông Trương Quốc Hưng, Phó Trưởng Ban Quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp phát biểu tại hội thảo

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Cao Mạnh Linh góp ý tại hội thảo

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Cao Mạnh Linh góp ý tại hội thảo

TS. Đào Lệ Thu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu so sánh Luật công, Viện Luật so sánh, Trường Đại học Luật

TS. Đào Lệ Thu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu so sánh Luật công, Viện Luật so sánh, Trường Đại học Luật

TS. Đỗ Đức Hồng Hà – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp; Chủ nhiệm Đề tài phát biểu kết thúc hội thảo./.

TS. Đỗ Đức Hồng Hà – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp; Chủ nhiệm Đề tài phát biểu kết thúc hội thảo./.

Lê Anh - Nghĩa Đức

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=86858