Hòa thượng Thích Nhơn Thứ – vị tăng đầu tiên ở Lâm Đồng

Linh Quang, ngôi tự viện đầu tiên đánh dấu sự hiện hữu của Phật giáo trên vùng đất Lâm Đồng với sự đóng góp công lao không hề nhỏ của Hòa thượng Thích Nhơn Thứ. Ngài thế danh Trần Xin, sinh năm Giáp Ngọ (1872) trong một gia đình thuần nông tại xã Văn Hòa, tỉnh Phú Yên, tự Tâm Trung, pháp tự Nghĩa Đạo thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 43 truyền theo dòng kệ 'Thật Tế Đại Đạo'.

Mục lục bài viết

Linh Quang, ngôi tự viện đầu tiên đánh dấu sự hiện hữu của Phật giáo trên vùng đất Lâm Đồng với sự đóng góp công lao không hề nhỏ của Hòa thượng Thích Nhơn Thứ. Ngài thế danh Trần Xin, sinh năm Giáp Ngọ (1872) trong một gia đình thuần nông tại xã Văn Hòa, tỉnh Phú Yên, tự Tâm Trung, pháp tự Nghĩa Đạo thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 43 truyền theo dòng kệ “Thật Tế Đại Đạo”.

Dẫn nhập

Hòa thượng Thích Nhơn Thứ (1872-1941)

Kết luận

Linh Quang, ngôi tự viện đầu tiên đánh dấu sự hiện hữu của Phật giáo trên vùng đất Lâm Đồng với sự đóng góp công lao không hề nhỏ của Hòa thượng Thích Nhơn Thứ. Ngài thế danh Trần Xin, sinh năm Giáp Ngọ (1872) trong một gia đình thuần nông tại xã Văn Hòa, tỉnh Phú Yên, tự Tâm Trung, pháp tự Nghĩa Đạo thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 43 truyền theo dòng kệ “Thật Tế Đại Đạo”.

Tác giả: Lê Anh Tuân, pháp danh: Thích Đức Hạnh
Học viên Thạc sĩ khóa III, Học viện PGVN tại Huế

Dẫn nhập

Đồng Nai Thượng, là tên gọi do một người Pháp tìm ra và đặt tên. Sau này đổi lên Lâm Đồng là một vùng đất cao nguyên thuộc phía Nam miền Trung nước Việt, là một trong năm tình thành ở vùng đất Tây Nguyên. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, khi nơi đây còn là nơi hoang dã, nơi đất rộng người thưa, chưa được khoai hoang nhiều cùng với bốn bề xung quanh là rừng thiêng nước độc trong bầu không khí lạnh giá với địa hình cao nguyên.

Vào năm 1921, Phật giáo đã chính thức hiện hữu nơi đây với công lao của Hòa thượng Thích Nhơn Thứ, một vị tăng sĩ nơi vùng đất Khánh Hòa, theo đoàn dân cư lên vùng đất Lâm Đồng trong giai đoạn khó khăn của hiện trạng đất nước khó khăn nói chung và của vùng đất Lâm Đồng, đối với với hàng tăng ni Phật giáo nói riêng.

Ngài là Hòa thượng đầu tiên đem Phật giáo đến với một vùng đất mà từ trước đó chỉ có sự xuất hiện của Thiên Chúa giáo, một vùng đất mà những người dân tha hương nơi đây đang ước mong có được một chốn sinh hoạt, chiêm ngưỡng, lễ bái tâm linh trong những ngày lễ cùng những ngày rằm, ngày cuối tháng hay còn gọi là những ngày sóc vọng.

Phật giáo xuất hiện trong khoảng thời gian này như một tia sáng lớn, một điều hạnh phúc đáp ứng được sự mong ước của những người dân tha hương, phần nào giúp cho họ có chỗ nương tựa về mặt tâm linh, có một đời sống bình an hơn trong giai đoạn đầy khó khăn trong những buổi đầu đi “kinh tế mới”, tha hương cầu thực nơi đất khách quê người với nhiều thử thách chông gai từ tinh thần đến vật chất.

Hòa thượng Thích Nhơn Thứ (1872-1941)

Thời gian đầu khi Phật giáo có mặt trên vùng đất “Hoàng triều cương thổ”[1] bằng đường bộ theo chân vị Hòa thượng Thích Nhơn Thứ có thể nói tương ứng với những ngôi chùa được thành lập có sự có mặt của chư tăng, những vị Hòa thượng đã là những người tiên phong đem ánh sáng Phật giáo đến nơi vùng đất mới này, nơi mà người dân vẫn còn rất ít, nơi mà từ khi được phát hiện đến khi bước vào giai đoạn định hình và phát triển chỉ có Thiên Chúa giáo tồn tại.

Được biết, Thiên Chúa giáo được hình thành từ một giáo điểm truyền giáo do Giám mục Lucien Mossard Mão, Đại diện tông tòa Giáo phận Tây Đàng Trong thành lập vào năm 1918 ở Đà Lạt.

Linh Quang, ngôi tự viện đầu tiên đánh dấu sự hiện hữu của Phật giáo trên vùng đất Lâm Đồng với sự đóng góp công lao không hề nhỏ của Hòa thượng Thích Nhơn Thứ. Ngài thế danh Trần Xin, sinh năm Giáp Ngọ (1872) trong một gia đình thuần nông tại xã Văn Hòa, tỉnh Phú Yên, tự Tâm Trung, pháp tự Nghĩa Đạo thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 43 truyền theo dòng kệ “Thật Tế Đại Đạo”.

Ngay từ nhỏ Ngài đã mồ côi cha mẹ, tuy nhiên có tố chất thông minh nên Ngài được người đại chủ tên Lê Phổ ở Đại Điền, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, là một phật tử hiền lương, kính tin Tam Bảo và có tài tiên tri về tướng số. có dịp ra Phú Yên nên có duyên gặp Ngài làm con nuôi rồi đưa Ngài về Khánh Hòa cho đi học.

Từ lúc ấy, hạt giống bồ đề trong Ngài được tưới tẩm, khi hằng ngày thường qua chùa Linh Quang (Khánh Hòa) gần nhà để chơi và lễ Phật. Nhờ túc duyên gieo trồng căn lành từ nhiều đời nhiều kiếp với Phật pháp mà hạt giống ấy được phát triển tốt. Năm Ngài 13 tuổi, Ngài xin cha xuất gia tu học tại Chùa Linh Quang với bổn sử tế độ là Hòa thượng Thích Nhơn Nguyện còn gọi là tổ rau, húy thượng Trượng hạ Phát, tự Thiện Hóa, dòng Lâm Tế Liễu Quán chánh tông đời thứ 42.

Hòa thương Nhơn Nguyện quê Phú Hòa, Ninh Hòa là anh ruột của Hòa thượng Nhơn Duệ, húy Trừng Thông, quy y với tổ Phước Tường, là vị môn đệ đa văn, đạo hạnh. Khi tổ viên tích, Ngài làm phó chủ tang, cùng với đệ tử Nhơn Hưng, húy Tâm Diệu. Ngài ẩn tu tại Hang Gộp, Núi Chùa, làng Đại An, Đại Điền Trung, Diên Khánh. Sau xây dựng thành chùa Linh Quang. Ngài viên tịch tại đó và đệ tử Ngài có hai vị thuộc danh tăng là Hòa thượng Nhơn Hưng húy Tâm Diệu và Hòa thượng Nhơn Thứ, húy Tâm Trung.

Năm Canh Tuất (1910), Ngài được thọ giới Sa-di tại giới đàn Tổ Đình Trùng Khánh (Ninh Thuận), với Hòa thượng Chơn Niệm đương vị đường đầu truyền giới, Hòa thượng Phước Tường đương vị Yết Ma A-xà-lê.

Năm 1920, Hòa thượng Nhơn Nguyện là Thầy bổn sư của Hòa thượng Nhơn Thứ luôn nhập thất nên Ngài cùng với huynh đệ của mình là Hòa thượng Nhơn Hưng được gửi ra Tổ Đình Thiên Bửu (Khánh Hòa) để cầu pháp với Hòa thượng Phước Tường (bồn sư của Hòa thượng Nhơn Nguyện), và được Hòa thượng thâu nhận làm đệ tử y chỉ và ban pháp hiệu là Nhơn Thứ[2].

Dưới sự chỉ dạy của Hòa thượng bổn sư, năm 1921 Ngài từ Khánh Hòa theo chân đoàn đi di dân lên với vùng đất khi đó được mệnh danh là “Hoàng triều cương thổ” tình Đồng Nai Thượng. Khi được tìm được ngọn đồi hẻo lánh rộng khoảng 1ha chưa có người khai phá (nay thuộc ấp Đa Thuận, phường 6, Tp Đà Lạt). Ngài dừng chân và tạo dựng một ngôi thảo am đầu tiên trên vùng đất này.

Chính điện Sắc tứ Linh Quang, Tp.Đà Lạt, Lâm Đồng.

Sau đó Ngài cung thỉnh Hòa thượng Phước Tường, Hòa thượng Từ Nhãn và Hòa thượng Nhơn Nguyện lên đó để chứng minh cho sự hình thành của ngôi thảo am đầu tiên trên vùng đất này. Dưới sự chứng minh của Chư tôn Hòa thượng, với tấm lòng tri ân, Ngài đã lấy tên hiệu của ngôi chùa Linh Quang (Khánh Hòa) nơi mà Ngài được xuất gia để đặt tên cho ngôi thảo am[3].

Từ ngôi thảo am này, Hòa thượng Nhơn Thứ bắt đầu hoằng dương Chính pháp, khai nguồn đạo Phật tại đất Lâm Đồng (lúc này vẫn còn mang tên Đồng Nai Thượng). Vì thế Chùa Linh Quang được xem là ngôi chùa đầu tiên và là tổ đình của Phật giáo tỉnh Lâm Đồng.

Sau khi Hòa thượng Nhơn Nguyên viên tịch vào năm 1927, Ngài trở về chốn tổ đình Linh Quang – Diên Khánh – Khánh Hòa cùng huynh đệ lo tang sự cho Thầy bổn sư, cùng khoảng thời gian này dưới sự tăng sai của môn phía, Ngài giữ chức đồng trụ trì cùng Hòa thượng Nhơn Hưng chăm lo Phật sự nơi đây. Sau đó, Ngài được cung thỉnh kiêm trụ trì chùa Sắc tứ Liên Hoa (Nha Trang – Khánh Hòa), chính vì vậy mà Ngài phải thường xuyên đi lại giữa Đà Lạt và Khánh Hòa để chăm lo phật sự[4].

Trong thời gian hành đạo của mình, Hòa thượng được người dân biết đến là một bậc cao tăng có đời sống bình dị, được biểu hiện qua những việc tự tạo ra nguồn lương thực cho tăng chúng bằng cách tự tay trồng các loại rau củ, mỗi khi có được nhiều, Ngài nhờ người đem ra chợ rau để đổi chác những lương thực khác.

Tất cả mọi sinh hoạt đều một tay Ngài tự làm. Ngài còn biết đến là một vị thiền sư võ thuật cao cường, có tài chữa nhiều bệnh nan y bằng thuốc Nam, giỏi về Mật tông chữa lành nhiều bệnh điên tà, tiếng lành đồn xa.

Từ đó, tín đồ phật tử quy tụ đến với Ngài ngày càng đông. Đến nay, vẫn còn một truyền thuyết kể về tiếng tăm đức độ cao dày của Hòa thượng Nhơn Thứ khi Ngài về cất thảo am khu vực số 4, nơi đây còn là một khu rừng thiêng nhiều thú dữ, thế nhưng Ngài đã rải tâm từ cảm hóa thú dữ, rồi cất thảo am tu hành. Có lúc Ngài đi hoằng hóa về khuya Hòa thượng vẫn không bị thú dữ tấn công, thậm chí có một con cọp trắng đã đưa chân Ngài đến tận cổng chùa[5].

Hình ảnh thân quen đối với những người phật tử bấy giờ mỗi khi có dịp thăm viếng Ngài, đó là một vị Thầy với bộ vạt hò sờn cũ, đầu đội nón lá nhỏ, chân mang guốc mộc, gánh nước tưới những luống rau tự tay thầy trồng. Nơi Hòa thượng làm việc và nghỉ ngơi là một thất nhỏ vách ván lợp tôn, bên trong kê chiếc giường nhỏ được đóng bằng những tấm gỗ cũ ghép lại, bên cạnh là một bàn nhỏ và một chiếc tủ nhỏ chứa đựng một số vật dụng cá nhân của Ngài[6].

Toàn cảnh chùa Sắc Tứ Linh Quang, Tp.Đà Lat, Lâm Đồng ngày nay

Ngài còn được biết đến là một người nghiêm trì giới luật và hơn hết là hạnh kham nhẫn nơi Ngài. Hòa thượng có rất nhiều bổn đạo, phật tử thời đó là những người thuộc hàng quan chức cấp cao như ông Võ Đình Dung, Võ Đình Thụy,…

Tuy nhiên Ngài không bao giờ nhận tịnh tài cúng dường của bất cứ ai cả. Số tiền được phật tử cúng vào Tam Bảo Ngài đều đem chia sẻ cho những chùa khác khó khăn hơn, giúp đỡ những người nghèo khổ. Chính tấm lòng và hạnh nguyện từ bi mà Ngài đã cảm phục rất nhiều người, thuở đó mọi người đều gọi Ngài bằng một cái tên chứa rất nhiều sự thân thương và kính trọng đó là Thầy Đà Lạt[7].

Đến năm 1933, để thuận duyên hơn nữa cho sự nghiệp hoằng truyền chính pháp trên vùng đất vẫn còn rất nhiều khó khăn về mọi mặt này, triều đình nhà Nguyễn tức Vua Bảo Đại đã tấn phong cho Ngài chức Tăng cang[8]. Được các phật tử Đỗ Sinh, Trần Văn Tài, Trương Văn Nhàn và Lê Văn Cam hỗ trợ tài vật công đức, Hòa thượng cho xây dựng Chùa Linh Quang từ ngôi thảo am thành một ngôi Tam Bảo vách ván ngo, lợp tôn.

Ngày 27 tháng 9 năm 1938, do công đức xây dựng của Hòa thượng và Chùa Linh Quang là ngôi chùa đầu tiên tại Đồng Nai Thượng, Vua Bảo Đại đã ban Sắc tứ cho chùa.

Đến nay tuy biển ngạch Sắc tứ của Chùa Linh Quang không còn (do bị cháy) trong cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân) nhưng “quyết định” ban Sắc tứ do Tham tri bộ Lễ – Tôn Thất Quảng ký vẫn còn được lưu giữ – “Quyết định” Sắc tứ này ghi rõ “Thần bộ khâm phụng ý chỉ Đoan Huy Hoàng Thái hậu nên Sắc tứ biển ngạch cho chùa Linh Quang thuộc làng Đà Lạt ở Haut – Donnai- khâm thử khâm tuân – tham tri bộ lễ Tôn Thất Quảng”[9].

“Quyết định” ban Sắc tứ do Tham tri bộ Lễ – Tôn Thất Quảng ký vẫn còn được lưu giữ – “Quyết định” Sắc tứ này ghi rõ “Thần bộ khâm phụng ý chỉ Đoan Huy Hoàng Thái hậu nên Sắc tứ biển ngạch cho chùa Linh Quang thuộc làng Đà Lạt ở Haut – Donnai- khâm thử khâm tuân – tham tri bộ lễ Tôn Thất Quảng”

Vào khoảng tháng 3 năm 1941, sau buổi lễ tại gia đình phật tử, khi trở về Ngài cảm thấy trong người không khỏe nên sai thị giả đỡ lên giường nằm, sau đó Ngài cho gọi chúng tăng vào dặn dò mọi việc. Ngài sợ phiền chúng tăng vất vả vì mình nên chỉ sai gọi chú điệu và nói: “Giác, con nghỉ học ở nhà với thầy chừng ba hôm rồi sau đó con hãy đi học lại”.

Đến ngày 13 tháng 3 năm 1941, vào lúc 21 giờ 45 phút, Ngài nói chúng tăng lên chính điện đốt nhang đèn, cử ba hồi chuông trống Bát nhã và Ngài đã an nhiên thị tịch vào đúng 22h, trụ thế 68 năm, bảo tháp được tôn tạo trong khuôn viên chùa Sắc Tứ Linh Quang.

Bảo tháp Hòa Thượng Thích Nhơn Thứ

Kết luận

Hòa thượng đã đến với vùng đất còn nhiều khó khăn, đem ánh sáng giáo lý Phật đà đến với đồng bào tứ xứ tha hương nơi đây, giúp họ tìm thấy được một chốn đi về bình yên trong cuộc sống gian khó. Ngài đã sống bình dị nhưng lại tỏa sáng nhất bởi đức hạnh của Ngài. Nhờ ân đức của Ngài đã khai sinh ra Phật giáo trên vùng đất Lâm Đồng mà từ đó về sau Phật giáo nơi đây đã ổn định và phát triển lớn mạnh, đồng hành cùng dân tộc trên suốt chiều dài lịch sử Phật giáo và lịch sử dân tộc.

NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ NAM MÔ TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔNG TỨ THẬP TAM THẾ, KHAI SƠN LINH QUANG TỰ, HÚY THƯỢNG TÂM HẠ TRUNG, TỰ NGHĨA ĐẠO, HIỆU NHƠN THỨ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG GIÁC LINH.

Tác giả: Lê Anh Tuân – Pháp danh: Thích Đức Hạnh
Học viên Thạc sĩ khóa III, Học viện PGVN tại Huế

***

Tài liệu tham khảo:

1. Môn phái kế thừa thực hiện, Kỷ yếu Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Nhơn Nguyện Khai sơn Tổ Đình Linh Quang, (tài liệu lưu hành nội bộ).

2. Thích Không Trú, Lược sử những ngôi chùa Tỉnh Lâm Đồng, Nxb Tôn giáo Hà Nội, 2008.

3. Thích Đồng Bổn, Tiểu sử Danh tăng Việt Nam, Nxb Tôn Giáo, 2017.

Chú thích:

[1] Chữ Hán: 皇朝疆土, tiếng Pháp: Domaine de la Couronne) là khái niệm địa lý chính trị của Nhà Nguyễn để ấn định những khu vực cai trị mà người Việt không chiếm đa số, sau trở thành đơn vị hành chính của Quốc gia Việt Nam. Hoàng triều cương thổ bao gồm vùng đất Đêga Tây Nguyên Việt Nam hiện nay và các Khu Tự trị dân tộc thiểu số ở miền Bắc. Hoàng triều Cương thổ chính thức thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1950 rồi giải thể ngày 11 tháng 3 năm 1955.

Ngày 30 tháng 5 năm 1949 người Pháp trao quyền quản lý vùng Cao nguyên Trung phần với Xứ Thượng Nam Đông Dương cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Quốc trưởng Bảo Đại đã tách riêng phần Cao nguyên Trung bộ ra và lập quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều Cương thổ qua Dụ số 6 ngày 15 tháng 4 năm 1950.[3]

Tại vùng này thì Bảo Đại[4] ngoài danh nghĩa Quốc trưởng ra vẫn giữ vai trò Hoàng đế.Năm tỉnh thuộc Xứ Thượng Nam Đông Dương chuyển giao thành Hoàng triều Cương thổ ở Trung phần là: Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Pleiku, Darlac, Kontum.

[2] Môn phái kế thừa thực hiện, Kỷ yếu Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Nhơn Nguyện Khai sơn Tổ Đình Linh Quang, tài liệu lưu hành nội bộ, tr.12.

[3] Môn phái kế thừa thực hiện, Kỷ yếu Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Nhơn Nguyện Khai sơn Tổ Đình Linh Quang, tài liệu lưu hành nội bộ, tr.12-13.

[4] Sđd, tr. 12-13.

[5] Thích Không Trú, Lược sử những ngôi chùa Tỉnh Lâm Đồng, Nxb Tôn giáo Hà Nội, tr. 82.

[6] Sđd, tr. 48.

[7] Sđd, tr. 46.

[8] Sdd, tr. 14.

[9] Thích Không Trú, Lược sử những ngôi chùa Tỉnh Lâm Đồng, Nxb Tôn giáo Hà Nội, tr.83.

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/tieu-su-hoa-thuong-thich-nhon-thu.html