Hình tượng con hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam

Những hiện vật trưng bày tại triển lãm 'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' mang đến cho người xem cái nhìn thú vị về hình tượng con hổ trong văn hóa dân tộc.

 Nhân dịp Tết Nguyên đán, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (số 1 phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) phối hợp khu di tích Lịch sử Đền Hùng và một số nhà sưu tập tư nhân tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam”. Triển lãm trưng bày hơn 30 hiện vật, tài liệu và hình ảnh giới thiệu tới công chúng cái nhìn mới lạ về hình tượng hổ qua các giai đoạn khác nhau của 2.000 năm mỹ thuật Việt Nam.

Nhân dịp Tết Nguyên đán, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (số 1 phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) phối hợp khu di tích Lịch sử Đền Hùng và một số nhà sưu tập tư nhân tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam”. Triển lãm trưng bày hơn 30 hiện vật, tài liệu và hình ảnh giới thiệu tới công chúng cái nhìn mới lạ về hình tượng hổ qua các giai đoạn khác nhau của 2.000 năm mỹ thuật Việt Nam.

 Hình tượng ngũ hổ trong tranh dân gian Hàng Trống được lưu truyền qua nhiều đời và thường được bày trong không gian thờ phụng. Màu sắc trong tranh hổ Hàng Trống khá lộng lẫy, uy nghi nhưng không kém phần hài hòa, độc đáo.

Hình tượng ngũ hổ trong tranh dân gian Hàng Trống được lưu truyền qua nhiều đời và thường được bày trong không gian thờ phụng. Màu sắc trong tranh hổ Hàng Trống khá lộng lẫy, uy nghi nhưng không kém phần hài hòa, độc đáo.

 Linh vật hổ cầm đèn lồng trong bộ 12 con giáp (Thập nhị chi, thế kỷ 19-20) bằng ngọc của triều Nguyễn.

Linh vật hổ cầm đèn lồng trong bộ 12 con giáp (Thập nhị chi, thế kỷ 19-20) bằng ngọc của triều Nguyễn.

 Tượng hổ đá tại lăng mộ Trần Thủ Độ, có niên đại từ năm 1264. Hình tượng hổ trong tư thế nghỉ ngơi, tự nhiên, đầu ngẩng cao quan sát, sẵn sàng chồm dậy. Các chân gấp lại đưa về sau, đuôi dài tạo hình với khối vuông khỏe khoắn. Ngoài tượng hổ, lăng mộ này còn có một tượng chim tạo tác với các khối đơn giản. Hai tượng này có thể thuộc về bộ tượng tứ linh: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ.

Tượng hổ đá tại lăng mộ Trần Thủ Độ, có niên đại từ năm 1264. Hình tượng hổ trong tư thế nghỉ ngơi, tự nhiên, đầu ngẩng cao quan sát, sẵn sàng chồm dậy. Các chân gấp lại đưa về sau, đuôi dài tạo hình với khối vuông khỏe khoắn. Ngoài tượng hổ, lăng mộ này còn có một tượng chim tạo tác với các khối đơn giản. Hai tượng này có thể thuộc về bộ tượng tứ linh: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ.

 Hình tượng hổ trong các lăng mộ thế kỷ 13-18. Từ thời Trần, hổ xuất hiện với tạo hình khỏe khoắn, sinh động, thể hiện sự dũng mãnh, oai phong, đồng thời được coi như linh thú trấn yểm, bảo vệ các lăng mộ.

Hình tượng hổ trong các lăng mộ thế kỷ 13-18. Từ thời Trần, hổ xuất hiện với tạo hình khỏe khoắn, sinh động, thể hiện sự dũng mãnh, oai phong, đồng thời được coi như linh thú trấn yểm, bảo vệ các lăng mộ.

 Chiếc bình hình thú/hổ tử, có tuổi đời khoảng 2.000 năm. Hổ tử là tên loại bình này vì được tạo hình giống con hổ với quai xách trên lưng, miệng hướng lên trên.

Chiếc bình hình thú/hổ tử, có tuổi đời khoảng 2.000 năm. Hổ tử là tên loại bình này vì được tạo hình giống con hổ với quai xách trên lưng, miệng hướng lên trên.

 Tượng hổ gốm Bát Tràng, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786).

Tượng hổ gốm Bát Tràng, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786).

 Thời Nguyễn (thế kỷ 19-20), hình tượng hổ biểu trưng cho sức mạnh và thường được sử dụng rộng rãi trên các tấm bổ tử (tấm vải hình thêu hình vuông được đính ở ngực và lưng áo trên phẩm phục của các quan trong triều). Theo đó, con hổ sẽ đại diện cho quan võ mang hàm tứ phẩm.

Thời Nguyễn (thế kỷ 19-20), hình tượng hổ biểu trưng cho sức mạnh và thường được sử dụng rộng rãi trên các tấm bổ tử (tấm vải hình thêu hình vuông được đính ở ngực và lưng áo trên phẩm phục của các quan trong triều). Theo đó, con hổ sẽ đại diện cho quan võ mang hàm tứ phẩm.

 Hình ảnh hổ với những chấm trên thân và nhấn mạnh rõ ràng giới tính đực, cùng hình hổ còn có 2 hình giao long (cá sấu) được chạm khắc trên chiếc qua (một loại binh khí thời cổ thường có hình dạng lưỡi ngang, mũi nhọn, cán gỗ dùng để đâm, móc).

Hình ảnh hổ với những chấm trên thân và nhấn mạnh rõ ràng giới tính đực, cùng hình hổ còn có 2 hình giao long (cá sấu) được chạm khắc trên chiếc qua (một loại binh khí thời cổ thường có hình dạng lưỡi ngang, mũi nhọn, cán gỗ dùng để đâm, móc).

 Bích đồng niên đại thế kỷ 1-3. Được trang trí hình 4 thần thú gồm: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ. Hình hổ có người cưỡi trên lưng.

Bích đồng niên đại thế kỷ 1-3. Được trang trí hình 4 thần thú gồm: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ. Hình hổ có người cưỡi trên lưng.

 Những viên gạch có chạm khắc hình hổ có niên đại thế kỷ 13-16.

Những viên gạch có chạm khắc hình hổ có niên đại thế kỷ 13-16.

 Hình vẽ hổ trên gốm hoa lam Chu Đậu (Hải Dương) có niên đại từ thế kỷ 15.

Hình vẽ hổ trên gốm hoa lam Chu Đậu (Hải Dương) có niên đại từ thế kỷ 15.

 Ngắm những hiện vật quý về hình tượng con hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam, Nguyễn Đức Long (27 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Qua triển lãm này, tôi thấy trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, con hổ luôn được tạo hình rất gần gũi, xuất hiện cả trong văn hóa dân gian lẫn cung đình. Hình ảnh con hổ mang tính đại diện cho sức mạnh và quyền uy".

Ngắm những hiện vật quý về hình tượng con hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam, Nguyễn Đức Long (27 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Qua triển lãm này, tôi thấy trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, con hổ luôn được tạo hình rất gần gũi, xuất hiện cả trong văn hóa dân gian lẫn cung đình. Hình ảnh con hổ mang tính đại diện cho sức mạnh và quyền uy".

 "Theo tôi, hình tượng hổ ở thời đại nhà Lê được tạo hình đặc sắc và độc đáo nhất. Bên cạnh đó, tranh Hàng Trống ở thế kỷ 19 cũng cho thấy hình ảnh hổ được khắc họa chân thực và ấn tượng hơn cả", Đức Long cho biết thêm.

"Theo tôi, hình tượng hổ ở thời đại nhà Lê được tạo hình đặc sắc và độc đáo nhất. Bên cạnh đó, tranh Hàng Trống ở thế kỷ 19 cũng cho thấy hình ảnh hổ được khắc họa chân thực và ấn tượng hơn cả", Đức Long cho biết thêm.

 Đến triển lãm, khách tham quan được tự tay trải nghiệm làm tranh hổ theo phương pháp tranh đông hồ truyền thống in trên chất liệu giấy dó. Đây cũng là món quà kỷ niệm đặc biệt dành cho du khách trong dịp chào đón Tết Nhâm Dần 2022.

Đến triển lãm, khách tham quan được tự tay trải nghiệm làm tranh hổ theo phương pháp tranh đông hồ truyền thống in trên chất liệu giấy dó. Đây cũng là món quà kỷ niệm đặc biệt dành cho du khách trong dịp chào đón Tết Nhâm Dần 2022.

Việt Linh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/hinh-tuong-con-ho-trong-my-thuat-co-viet-nam-post1291092.html