Hình ảnh tàu thăm dò NASA leo núi tìm sự sống trên sao Hỏa

Tàu quỹ đạo trinh sát MRO của NASA đã chụp được hình ảnh ấn tượng khi tàu thăm dò Curiosity đang leo lên sườn núi trên sao Hỏa để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống.

Tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa MRO đã chụp được hình ảnh Curiosity đang leo núi bằng công cụ HiRISE, có độ phân giải rất cao, chụp được những cấu trúc nhỏ bằng bàn uống trà trên bề mặt sao Hỏa.

Tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa MRO đã chụp được hình ảnh Curiosity đang leo núi bằng công cụ HiRISE, có độ phân giải rất cao, chụp được những cấu trúc nhỏ bằng bàn uống trà trên bề mặt sao Hỏa.

Tàu Curiosity bắt đầu leo lên Núi Sharp, đỉnh trung tâm của Miệng núi lửa Gale từ năm 2014 để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa. Đầu tháng 3 năm nay, Curiosity tiếp cận Mont Mercou - khu vực được đặt theo tên một ngọn núi ở Pháp.

Tàu Curiosity bắt đầu leo lên Núi Sharp, đỉnh trung tâm của Miệng núi lửa Gale từ năm 2014 để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa. Đầu tháng 3 năm nay, Curiosity tiếp cận Mont Mercou - khu vực được đặt theo tên một ngọn núi ở Pháp.

Được biết, trong 2 năm đầu tiên bắt đầu cuộc hành trình của mình, tàu Curiosity tìm được bằng chứng xác nhận miệng núi lửa Gale là hồ chứa rất nhiều những thành phần hóa học thích hợp cho sự sống.

Được biết, trong 2 năm đầu tiên bắt đầu cuộc hành trình của mình, tàu Curiosity tìm được bằng chứng xác nhận miệng núi lửa Gale là hồ chứa rất nhiều những thành phần hóa học thích hợp cho sự sống.

Sau đó, Curiosity cũng tiếp tục tìm ra bằng chứng cho thấy các ao nhỏ mặn còn sót lại khi sao Hỏa khô cạn.

Sau đó, Curiosity cũng tiếp tục tìm ra bằng chứng cho thấy các ao nhỏ mặn còn sót lại khi sao Hỏa khô cạn.

Các nhà khoa học hy vọng, tàu thăm dò Curiosity có thể khám phá thêm nhiều bí ẩn của hành tinh Đỏ hơn nữa khi nó tiến đến vùng Mont Mercou.

Các nhà khoa học hy vọng, tàu thăm dò Curiosity có thể khám phá thêm nhiều bí ẩn của hành tinh Đỏ hơn nữa khi nó tiến đến vùng Mont Mercou.

Abigail Fraeman - nhà khoa học dự án tàu Curiosity, thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Nam California, cho biết: "Những ngọn đồi phía sau Mont Mercou chứa rất nhiều sunfat là nơi chúng ta đang hướng tới".

Abigail Fraeman - nhà khoa học dự án tàu Curiosity, thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Nam California, cho biết: "Những ngọn đồi phía sau Mont Mercou chứa rất nhiều sunfat là nơi chúng ta đang hướng tới".

Vào tháng 1 năm nay, tàu thám hiểm Curiosity của NASA kỷ niệm ngày thứ 3000 trên hành tinh Đỏ bằng cách chụp một bức ảnh lịch sử.

Vào tháng 1 năm nay, tàu thám hiểm Curiosity của NASA kỷ niệm ngày thứ 3000 trên hành tinh Đỏ bằng cách chụp một bức ảnh lịch sử.

Curiosity đã thực hiện một số khám phá trong thời gian hoạt động trên Sao Hỏa, bao gồm cả việc phát hiện mức khí mêtan "cao bất thường".

Curiosity đã thực hiện một số khám phá trong thời gian hoạt động trên Sao Hỏa, bao gồm cả việc phát hiện mức khí mêtan "cao bất thường".

Vào năm 2018, NASA tiết lộ rằng tàu thám hiểm tự hành Curiosity đã tìm thấy các phân tử hữu cơ trên sao Hỏa. Ngoài ra, nó cũng chụp được vô số hình ảnh của các hành tinh như Trái đất và Sao Kim từ vị trí khá thuận lợi.

Vào năm 2018, NASA tiết lộ rằng tàu thám hiểm tự hành Curiosity đã tìm thấy các phân tử hữu cơ trên sao Hỏa. Ngoài ra, nó cũng chụp được vô số hình ảnh của các hành tinh như Trái đất và Sao Kim từ vị trí khá thuận lợi.

Tháng 8 năm 2020, Curiosity đã tiếp tục phát hiện ra một con quỷ bụi trên bề mặt Sao Hỏa.

Tháng 8 năm 2020, Curiosity đã tiếp tục phát hiện ra một con quỷ bụi trên bề mặt Sao Hỏa.

Hiện nay, tàu Curiosity không phải thiết bị duy nhất đang hoạt động trên sao Hỏa. Trạm đổ bộ Insight của NASA theo dõi môi trường địa chất từ tháng 11/2018, tàu thám hiểm Perseverance và trực thăng Ingenuity cũng đáp xuống hành tinh Đỏ vào tháng 2/2021.

Hiện nay, tàu Curiosity không phải thiết bị duy nhất đang hoạt động trên sao Hỏa. Trạm đổ bộ Insight của NASA theo dõi môi trường địa chất từ tháng 11/2018, tàu thám hiểm Perseverance và trực thăng Ingenuity cũng đáp xuống hành tinh Đỏ vào tháng 2/2021.

Ngày 15/5 vừa qua, robot Chúc Dung của Trung Quốc cũng hạ cánh thành công xuống đồng bằng Utopia Planitia trên sao Hỏa để bắt đầu cuộc khám phá mới.

Ngày 15/5 vừa qua, robot Chúc Dung của Trung Quốc cũng hạ cánh thành công xuống đồng bằng Utopia Planitia trên sao Hỏa để bắt đầu cuộc khám phá mới.

Mời các bạn xem video: Mô phỏng cuộc sống trên sao Hỏa. Nguồn: VTC

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hinh-anh-tau-tham-do-nasa-leo-nui-tim-su-song-tren-sao-hoa-1540216.html