Hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Đảng bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có 2 Đảng bộ bộ phận, 8 chi bộ trực thuộc và 7 chi bộ trực thuộc Đảng bộ bộ phận với tổng số 226 đảng viên. Chức năng chuyên môn của ngành có liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực: lao động, việc làm; dạy nghề; giảm nghèo; bảo trợ xã hội; chăm sóc, bảo vệ trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

Đảng bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có 2 Đảng bộ bộ phận, 8 chi bộ trực thuộc và 7 chi bộ trực thuộc Đảng bộ bộ phận với tổng số 226 đảng viên. Chức năng chuyên môn của ngành có liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực: lao động, việc làm; dạy nghề; giảm nghèo; bảo trợ xã hội; chăm sóc, bảo vệ trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

Ban Thường vụ Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Sở xác định công tác kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo quan trọng của Đảng; cấp ủy và UBKT phải thường xuyên nắm vững chủ trương, định hướng, các quy định về công tác kiểm tra, giám sát để lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành. Ngay từ đầu năm, Đảng ủy, UBKT Đảng ủy Sở, Đảng bộ bộ phận và các chi bộ đều xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát năm với các nội dung, chương trình cụ thể, ban hành các quyết định và thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định. Các nội dung kiểm tra, giám sát chủ yếu tập trung về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; thực hiện đánh giá phân loại đảng viên; công tác thi đua khen thưởng; việc thực hiện quy chế làm việc, chương trình công tác; việc thực hiện chức trách nhiệm vụ cấp ủy giao và thực hiện nhiệm vụ đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng; tài chính đảng; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; việc thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU, ngày 23/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh nếp sống văn minh, văn hóa công sở” tại cơ quan; việc triển khai thực hiện Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW về "Một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; việc chấp hành, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ, quy chế làm việc, chế độ dân chủ trong Đảng”.

Trong năm 2023, Đảng ủy, UBKT Đảng ủy Sở đã thực hiện 13 cuộc kiểm tra, giám sát đối với các chi bộ, đảng bộ bộ phận và đảng viên. Các chi bộ, đảng bộ bộ phận thực hiện 22 cuộc kiểm tra, giám sát đối với đảng viên và chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở.

Những kết quả đạt được trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã góp phần tích cực vào công tác xây dựng tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, đặc biệt là thúc đẩy hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Theo đó, ngành đã đạt được một số kết quả tiêu biểu như: Giải quyết việc làm ước đạt 17.162 lao động (đạt 107% kế hoạch năm), trong đó 800 lao động được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (đạt 266% kế hoạch năm); tuyển sinh đào tạo nghề ước đạt 15.800 người; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,6% so với năm 2022 (kết quả rà soát nhanh tính đến ngày 15/11/2023).

Từ kinh nghiệm triển khai và kết quả đạt được, Đảng ủy Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề ra một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong thời gian tới:

Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng.

Hai là, phải xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể, trong đó xác định rõ ràng đối tượng, nội dung kiểm tra, giám sát.

Ba là, phát huy những ưu điểm, kịp thời uốn nắn, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên từ khi mới có dấu hiệu, phát sinh nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm từ trong nội bộ, ngay từ chi bộ; đề cao trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát đảng viên của chi bộ; chủ động phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những đảng viên có vi phạm.

Bốn là, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Chủ động kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, tập trung vào những lĩnh vực, vị trí công tác của cán bộ, đảng viên dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống.

Năm là, thông qua công tác kiểm tra, giám sát góp phần phổ biến, triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với tình hình thực tế của ngành, của địa phương tới cán bộ, đảng viên.

Linh Phương

(Sở LĐ-TB&XH tỉnh)

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/274/184323/hieu-qua-cong-tac-kiem-tra,-giam-sat-cua-dang-bo-so-lao-dong--thuong-binh-va-xa-hoi.htm