'Hệ miễn dịch lai' - miễn dịch đặc biệt chống lại các biến thể theo cách nhìn của các nhà khoa học

Người mắc COVID-19 khỏi bệnh được tiêm phòng sẽ có miễn dịch lai, đây là miễn dịch đặc biệt chống lại các biến thể.

Thuật ngữ "miễn dịch lai" được các nhà khoa học sử dụng để chỉ tác dụng miễn dịch tăng cường với bệnh lây nhiễm khi tiêm vaccine. Miễn dịch lai được đưa ra dựa trên lĩnh vực di truyền học. Cụ thể, ở cây trồng, khi thế hệ con cái của hai giống cây phát triển mạnh mẽ hơn cây bố mẹ thì được gọi là "sức sống lai".

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia ở Ấn Độ, người có hệ miễn dịch lai là người được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sau khi từng mắc và khỏi bệnh.

Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ, người có hệ miễn dịch lai có khả năng ngăn chặn hiệu quả biến thể Omicron.

Tiến sỹ Padmanabha Shenoy, Giám đốc y tế Bệnh viện CARE ở Kochi thuộc bang Kerala của Ấn Độ khẳng định, người có hệ miễn dịch lai có khả năng ngăn chặn hiệu quả biến thể Omicron còn hơn cả người đã tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Theo ông, đây chính xác là nguyên nhân giúp Ấn Độ ghi nhận số ca tử vong giảm mạnh trong làn sóng dịch thứ 3.

Tiến sỹ Shenoy cho biết trong vòng 1 năm rưỡi, nhóm nghiên cứu đã khảo sát khoảng 2.000 bệnh nhân ở Kochi, được chia làm 3 nhóm, gồm nhóm đã tiêm chủng vaccine, nhóm mắc bệnh và nhóm được tiêm chủng sau khi khỏi COVID-19.

Kết quả cho thấy người được tiêm vaccine sau khi khỏi COVID-19 phát triển hệ miễn dịch lai có khả năng kháng virus hữu hiệu, với phản ứng miễn dịch mạnh gấp 30 lần so với hiệu quả của việc tiêm 2 mũi vaccine.

Cụ thể, người được tiêm 1 mũi vaccine duy nhất sau khi khỏi bệnh sẽ có hiệu giá kháng thể ở mức 10.000-12.000, trong khi con số này ở người được tiêm 2 mũi và không mắc bệnh chỉ khoảng 4.000.

Tiến sỹ Shenoy đã quyết định mở rộng nghiên cứu xem liệu hệ miễn dịch lai có khả năng trung hòa biến thể Omicron hay không. Kết quả cho thấy 65% nhóm có hệ miễn dịch lai có khả năng trung hòa biến thể Omicron trong khi không người nào ở nhóm còn lại có khả năng này.

Ảnh minh họa

Theo kết quả nghiên cứu khác về khả năng miễn dịch của những người không bị COVID-19 nhưng đã tiêm vaccine trong 6 tháng, cho thấy sau khi họ tiêm liều vaccine COVID-19 thứ hai thấy rằng mức độ kháng thể của họ suy yếu. Mặc dù vậy, các tế bào nhớ của họ nhận ra các biến thể Alpha, Belta và Delta, những tế bào này tăng mạnh trong vòng 3-6 tháng sau khi tiêm chủng.

" Với loại kháng thể tương tự, tế bào có thể phát hiện và vô hiệu hóa kháng thể Alpha, Beta và gần như cả Delta". Giáo sư, tiến sĩ E.John Wherry thuộc trường Đại học Y Perelman Pennsylvia bang Philadelphia cho biết.

Tương tự vậy, những người đã khỏi bệnh COVID-19 và sau khi tiêm liều vaccine đầu tiên có khả năng miễn dịch cao hơn những người khác là do hệ miễn dịch của họ đã nhận ra tất cả 25 loại protein tạo ra virus SARS-CoV-2.

GS. Wherry tin rằng, ở những trường hợp này, chỉ cần tiêm bổ sung liều vaccine thứ 2 là những kháng thể này sẽ được tăng cường, mang đến sự bảo vệ tốt hơn, chống lại các biến thể.

Dựa vào tất cả những điều này, có vẻ như hệ miễn dịch sẽ chiếm ưu thế hơn so với virus corona, và nếu chúng ta may mắn, SARS-CoV-2 sẽ trở thành loại virus chỉ có thể gây cảm lạnh, các nhà khoa học cho biết.

Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!

Thủ môn Bùi Tiến Dũng ra sao khi tái dương tính COVID-19

M.H (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/he-mien-dich-lai-mien-dich-dac-biet-chong-lai-cac-bien-the-theo-cach-nhin-cua-cac-nha-khoa-hoc-172220211114230915.htm