Hải quân Trung Quốc ngày càng mạnh, Mỹ lại loại biên bớt tàu chiến!

Giữa lúc Hải quân Trung Quốc đang mở rộng về quy mô, Mỹ lại có động thái rất bất ngờ, đó là loại biên bớt một loạt các tàu chiến chủ lực.

Từ đầu năm đến nay, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định cho loại biên hàng loạt tàu và máy bay chiến đấu hải quân khỏi trang bị, gồm 7 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 4 tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom và Independence, 1 tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp và tất cả 12 tàu cao tốc MkⅥ. Tổng số tàu loại biên có tổng trọng tải hơn 120.000 tấn.

Đáng chú ý nhất là Hải quân Mỹ kiên quyết loại biên tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga; đây là tàu tuần dương duy nhất hiện đang được biên chế trong Hải quân Mỹ và nó cũng là tàu chiến cỡ lớn đầu tiên trên thế giới, được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.

Mặc dù sau khi tàu tuần dương lớp Ticonderoga được đưa vào hoạt động, Hải quân Mỹ đã thiết kế và chế tạo tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, cũng được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis. Mặc dù có tải trọng nhỏ hơn, nhưng tàu khu trục lớp Arleigh Burke luôn là xương sống của Hải quân Mỹ và thậm chí đóng vai trò như một soái hạm.

Nên biết rằng, tàu tuần dương lớp Ticonderoga có một trung tâm thông tin và chỉ huy tác chiến (CIC) đầy đủ chức năng. Trong trung tâm thông tin và chỉ huy chiến đấu của tàu (CIC), có hai hệ thống chỉ huy và điều khiển UYQ-21, có cùng chức năng được trang bị.

Hai bộ hệ thống chỉ huy và điều khiển, có nhiệm vụ khác nhau; một hệ thống do thuyền trưởng sử dụng, để chỉ huy chiến đấu của riêng tàu; hệ thống còn lại, giao cho chỉ huy hạm đội, để chỉ huy chiến đấu cho cả hạm đội. Ngược lại, tàu chiến lớp Arleigh Burke, chỉ có một hệ thống chỉ huy và điều khiển; chỉ có thể đảm nhiệm chỉ huy chiến đấu của tàu.

Mặc dù tàu lớp Ticonderoga có khả năng chiến đấu mạnh mẽ, nhưng xét cho cùng, thì nó cũng chỉ là một thiết kế cũ, đã được đưa vào sử dụng từ năm 1983. Từ năm 2004 đến năm 2005, Hải quân Mỹ đã cho loại biên 5 chiếc lớp Ticonderoga đầu tiên, do không được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng.

Bảy chiếc tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga loại biên lần này, đã được đưa vào biên chế từ năm 1986 đến năm 1989, và thời gian phục vụ của các tàu là hơn 30 năm. Với Hải quân Mỹ, số tàu này cũng đã gần hết niên hạn sử dụng.

Việc cho loại biên "đồng loạt" 7 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, chắc chắn sẽ làm suy yếu hiệu quả chiến đấu hiện tại của Hải quân Mỹ ở một mức độ nhất định. Hơn nữa, nếu được nâng cấp, sửa đổi và đại tu, bảy tàu lớp Ticonderoga này, sẽ có thể hoạt động ít nhất thêm 10 năm nữa.

Lý do Hải quân Mỹ cho loại biên 7 tàu lớp Ticonderoga, trước hết là do kinh phí duy trì lớp tàu này quá cao. Mặt khác, với sự hoàn thiện của Hệ thống Năng lực tương tác, hợp tác (CEC) và nhiều hệ thống chiến đấu khác, Hải quân Mỹ hoàn toàn có khả năng bù đắp năng lực chiến đấu, sau khi bảy tàu chiến Ticonderoga loại biên.

Đặc biệt, việc phát triển hệ thống tác chiến mặt nước tích hợp 9C, vào hệ thống chiến đấu Aegis, cho phép tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, biến thành một hạm đội phòng không/chống tên lửa, có tính năng tương đương, hoặc thậm chí mạnh hơn so với lớp tàu Ticonderoga.

So với sự "nghỉ hưu" của các tàu tuần dương lớp Ticonderoga, thì việc cho loại biên 4 tàu chiến đấu ven bờ lớp Freedom, Independence và 12 tàu tuần tra cao tốc MkVI gần như có thể nói là sự thất bại của Hải quân Mỹ, khi "tuổi đời" những tàu này còn "quá trẻ".

Trong số đó, LCS-1 Freedom và LCS-2 Independence lần lượt được đưa vào biên chế trong các năm 2008 và 2010; tính đến nay, mới được hơn mười năm. Tàu tuần tra cao tốc MkVI còn khốn khổ hơn, thời gian phục vụ lâu nhất cũng chỉ 6 năm.

Việc loại biên các tàu chiến đấu và tàu tuần tra của Hải quân Mỹ đều nằm trong kế hoạch, thì việc phải loại biên, bán sắt vụn tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp mang tên Good Man Richard, hoàn toàn là một thiệt hại ngẫu nhiên đối với Hải quân Mỹ. Lý do là do tai nạn cháy tàu.

Cần phải nói rằng, việc cháy tàu Goodman Richard, không chỉ đồng nghĩa với tổn thất tài sản khổng lồ hàng tỷ USD cho Hải quân Mỹ, mà còn là sự suy yếu hơn nữa về khả năng tác chiến đổ bộ.

Trước đó, Hải quân Mỹ có 9 tàu tấn công đổ bộ lớp 40.000 tấn, cụ thể là 1 tàu lớp American và 8 tàu lớp Wasp. Mặc dù có rất nhiều tù đổi bộ, nhưng không phải chiếc nào, cũng có thể mang theo máy bay chiến đấu tàng hình, cất và hạ cánh thẳng đứng F-35B.

Tàu tấn công đổ bộ lớp American được đóng mới, để có thể thích ứng với các yêu cầu của F-35B ngay từ đầu. Còn tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp, phải trải qua một quá trình nâng cấp, trước khi có thể mang theo loại chiến đấu cơ này. Chiếc Goodman Richard, đang trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật, để mang F-35B.

Việc mất tàu Goodman Richard, đồng nghĩa với việc Hải quân Mỹ thiếu tàu lớn có thể chở F-35B. Vì lý do này, Hải quân Mỹ đã phải đưa tàu số 2 mang tên Tripoli (thuộc lớp American), vào biên chế trước thời hạn; để duy trì khả năng thực hiện các chiến dịch đổ bộ quy mô.

Ngoài việc cho loại biên một số lượng lớn tàu chiến, Hải quân Mỹ cũng có kế hoạch cho loại biên tất cả số tiêm kích hạm F/A-18C/ D Hornet, ngay trong năm tài chính 2021; chỉ còn giữ lại F/A-18E/ F Super Hornet, EA-18G Growler và F-35C; tất nhiên hiệu quả chiến đấu của chúng, sẽ được nâng lên.

Để nâng cao khả năng chiến đấu, nhất là với các đối thủ mới nổi như Trung Quốc, Hải quân Mỹ đang tập trung cải thiện khả năng tấn công các mục tiêu trên biển, đặc biệt là tập trung vào việc phát triển một thế hệ tên lửa mới, có khả năng chống hạm, phòng không và đánh chặn tên lửa đạn đạo, như loại tên lửa đa năng SM-6. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đằng sau quy mô khủng khiếp của Hải quân Mỹ là kinh nghiệm tác chiến trên biển hàng trăm năm, khiến mọi lực lượng hải quân khác phải dè chừng. Nguồn: USNV.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/hai-quan-trung-quoc-ngay-cang-manh-my-lai-loai-bien-bot-tau-chien-1546715.html