Hà Tĩnh: Vì sao dự án đường vành đai hàng trăm tỷ 'đứt đoạn'?

Dự án đường vành đai thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng đang 'đứt đoạn', gặp khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng.

Công trình đường vành đai thị xã Hồng Lĩnh (đoạn từ QL8 đến đường Tiên Sơn) được khởi công từ tháng 12/2022. Theo thiết kế, đường được thảm nhựa rộng 30m, dài 3km, tổng đầu tư 150 tỷ đồng. (Ảnh: GD&TĐ).

Công trình đường vành đai thị xã Hồng Lĩnh (đoạn từ QL8 đến đường Tiên Sơn) được khởi công từ tháng 12/2022. Theo thiết kế, đường được thảm nhựa rộng 30m, dài 3km, tổng đầu tư 150 tỷ đồng. (Ảnh: GD&TĐ).

Dự án do UBND thị xã Hồng Lĩnh làm chủ đầu tư. Theo dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 10/2025. (Ảnh: Thương Hiệu và Pháp luật).

Dự án do UBND thị xã Hồng Lĩnh làm chủ đầu tư. Theo dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 10/2025. (Ảnh: Thương Hiệu và Pháp luật).

Dự án đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và triển khai thi công. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, tại khu vực cánh đồng thuộc tổ dân phố Thuận Hòa (phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh) các đơn vị chưa thể thi công tiếp do vướng cổng đền thờ. (Ảnh: Dân Trí).

Dự án đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và triển khai thi công. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, tại khu vực cánh đồng thuộc tổ dân phố Thuận Hòa (phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh) các đơn vị chưa thể thi công tiếp do vướng cổng đền thờ. (Ảnh: Dân Trí).

Vị trí chưa thể giải phóng mặt bằng có chiều dài khoảng 100m. Trên trục đường vành đai, có cổng một ngôi đền cũ “án ngữ” khiến việc thi công bị gián đoạn. (Ảnh: GD&TĐ).

Vị trí chưa thể giải phóng mặt bằng có chiều dài khoảng 100m. Trên trục đường vành đai, có cổng một ngôi đền cũ “án ngữ” khiến việc thi công bị gián đoạn. (Ảnh: GD&TĐ).

Xung quanh cổng đền được bao phủ khá nhiều cây cổ thụ, cao hàng chục mét. Ngoài ra tại đây còn có ao nước. (Ảnh: Thương Hiệu và Pháp luật).

Xung quanh cổng đền được bao phủ khá nhiều cây cổ thụ, cao hàng chục mét. Ngoài ra tại đây còn có ao nước. (Ảnh: Thương Hiệu và Pháp luật).

Người dân địa phương cho biết, đây là cổng đền Nhà Thánh có tuổi đời hơn trăm năm. Trước đây, tại khu vực này còn có ngôi đền, nhưng qua nhiều biến cố lịch sử khu vực thờ tự đã bị hư hỏng, sụp đổ. (Ảnh: Thương Hiệu và Pháp luật).

Người dân địa phương cho biết, đây là cổng đền Nhà Thánh có tuổi đời hơn trăm năm. Trước đây, tại khu vực này còn có ngôi đền, nhưng qua nhiều biến cố lịch sử khu vực thờ tự đã bị hư hỏng, sụp đổ. (Ảnh: Thương Hiệu và Pháp luật).

Dấu vết sót lại của ngôi đền chỉ còn chiếc cổng. (Ảnh: Dân Trí).

Dấu vết sót lại của ngôi đền chỉ còn chiếc cổng. (Ảnh: Dân Trí).

Những câu đối khắc ghi trên cổng đền vẫn còn mãi với thời gian. (Ảnh: Thương Hiệu và Pháp luật).

Những câu đối khắc ghi trên cổng đền vẫn còn mãi với thời gian. (Ảnh: Thương Hiệu và Pháp luật).

Bên trái cổng đền có thân và rễ của cây xanh ôm bám vào tường. (Ảnh: Dân Trí).

Bên trái cổng đền có thân và rễ của cây xanh ôm bám vào tường. (Ảnh: Dân Trí).

Ông Lê Hồng Thành - Chủ tịch UBND phường Đức Thuận cho biết, công trình cổ kính nêu trên là dấu tích còn sót lại của ngôi đền có từ thế kỷ 18. Trước kia, đền thờ Đức Thánh Trần và các vị danh nhân quá cố có công trong làng. Cổng đền còn sót lại mang lối kiến trúc từ thời nhà Nguyễn. (Ảnh: Dân Trí).

Ông Lê Hồng Thành - Chủ tịch UBND phường Đức Thuận cho biết, công trình cổ kính nêu trên là dấu tích còn sót lại của ngôi đền có từ thế kỷ 18. Trước kia, đền thờ Đức Thánh Trần và các vị danh nhân quá cố có công trong làng. Cổng đền còn sót lại mang lối kiến trúc từ thời nhà Nguyễn. (Ảnh: Dân Trí).

Theo lãnh đạo phường Đức Thuận, địa phương từng có đề xuất bảo tồn, tôn tạo cổng cũng như phục dựng công trình thờ tự. "Việc đầu tư tôn tạo khu di tích khá tốn kém trong khi nguồn ngân sách của phường xã còn eo hẹp, nên qua nhiều năm vẫn chưa thể làm. Khi dự án đường vành đai chạy qua, chính quyền dự kiến kết hợp làm quy hoạch, di chuyển cổng đền đến vị trí mới để bảo tồn”, Chủ tịch UBND phường Đức Thuận chia sẻ. (Ảnh: Dân Trí).

Theo lãnh đạo phường Đức Thuận, địa phương từng có đề xuất bảo tồn, tôn tạo cổng cũng như phục dựng công trình thờ tự. "Việc đầu tư tôn tạo khu di tích khá tốn kém trong khi nguồn ngân sách của phường xã còn eo hẹp, nên qua nhiều năm vẫn chưa thể làm. Khi dự án đường vành đai chạy qua, chính quyền dự kiến kết hợp làm quy hoạch, di chuyển cổng đền đến vị trí mới để bảo tồn”, Chủ tịch UBND phường Đức Thuận chia sẻ. (Ảnh: Dân Trí).

Đại diện chủ đầu tư cho biết, để dự án tiếp tục được triển khai, UBND thị xã Hồng Lĩnh sẽ di chuyển cổng đền và hàng cây xanh sang khu đất bên cạnh. (Ảnh: Dân Trí).

Đại diện chủ đầu tư cho biết, để dự án tiếp tục được triển khai, UBND thị xã Hồng Lĩnh sẽ di chuyển cổng đền và hàng cây xanh sang khu đất bên cạnh. (Ảnh: Dân Trí).

Khánh Hoài (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/ha-tinh-vi-sao-du-an-duong-vanh-dai-hang-tram-ty-dut-doan-1875288.html