GÓP Ý MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH TRONG VIỆC SỬA ĐỔI LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Chiều 04/4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội – 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Tọa đàm góp ý một số vấn đề định hướng chính sách trong việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển đồng chủ trì tọa đàm.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Tọa đàm góp ý một số vấn đề định hướng chính sách trong việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Tọa đàm góp ý một số vấn đề định hướng chính sách trong việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ.

Dự buổi Tọa đàm có đại diện Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Mội trường; Viện Nghiên cứu lập pháp; các chuyên gia, nhà khoa học…

Luật Khoa học và Công nghệ được thông qua tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 bao gồm 11 Chương, 81 Điều. Luật được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 28/2018/QH14 ngày 15/6/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch.

Qua thực tiễn gần 10 năm thi hành, Luật Khoa học và Công nghệ đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Khoa học và Công nghệ. Hành lang pháp lý về khoa học và công nghệ ngày càng hoàn thiện theo hướng gắn kết và phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng; các quy định về tổ chức khoa học và công nghệ, trọng dụng, sử dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hoàn thiện; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ; phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ, phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tăng cường hội nhập quốc tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển đồng chủ trì tọa đàm.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển đồng chủ trì tọa đàm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai Luật Khoa học và Công nghệ cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc do một số quy định của Luật không còn phù hợp với thực tiễn hoặc chưa phù hợp với quy định của các luật có liên quan, dẫn đến chưa có tác dụng thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ với vai trò là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng.

Vì vậy, để thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến các lĩnh vực, đặc biệt là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thì việc sửa đổi, bổ sung Luật Khoa học và Công nghệ trên cơ sở tiếp tục phát huy các điểm mới, tiến bộ và khắc phục các vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là hết sức cần thiết.

TS.Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

TS.Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã tập trung góp ý vào những nội dung trọng tâm như: cơ chế hỗ trợ, ưu đãi để thúc đẩy đầu tư cho khoa học công nghệ; nhiệm vụ khoa học công nghệ (việc quy định thực hiện một quy trình tuyển chọn, phê duyệt và nghiệm thu, thanh quyết toán, thủ tục thanh quyết toán các nhiệm vụ khoa học công nghệ...; ứng dụng khoa học và công nghệ; cơ chế, chính sách đối với cán bộ trong hoạt động khoa học công nghệ; thành lập và hoạt động của tổ chức khoa học công nghệ; khả năng có quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với các ngành, lĩnh vực trong Luật Khoa học và công nghệ; một số vấn đề chính sách khác có liên quan được các chuyên gia quan tâm.

Kết luận tọa đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy ghi nhận và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu rất tâm huyết, chuyên sâu và trách nhiệm. Đồng thời cho biết, kết quả của hội thảo sẽ được nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ, góp phần cung cấp thông tin tham khảo phục vụ quá trình xây dựng dự án Luật.

Trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại buổi tọa đàm:

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường dự tọa đàm.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường dự tọa đàm.

GS.TS. Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.

GS.TS. Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển đồng chủ trì tọa đàm.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển đồng chủ trì tọa đàm.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy kết luận buổi tọa đàm.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy kết luận buổi tọa đàm.

Trọng Quỳnh

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=85959