Giữ nghề truyền thống

Xã Ngô Xá (huyện Cẩm Khê) - ngôi làng từng nức tiếng gần xa với nghề đan lát lâu đời nhất vùng. Trải qua thăng trầm của thời gian, các sản phẩm công nghiệp từ nhựa ra đời với giá thành rẻ, tiện lợi dần khiến sản phẩm mây tre đan làm ra khó tiêu thụ, nghề đan lát vì thế cũng dần mai một. Nhưng, bằng tình yêu nghề truyền thống và lòng tin vào những giá trị bền vững mà sản phẩm thủ công chất liệu tự nhiên đem lại, nhiều gia đình ở Ngô Xá vẫn gắn bó, gìn giữ và trao truyền, nỗ lực phát huy giá trị tinh hoa nghề đan lát.

Đan lát là nghề “cha truyền con nối” trên đất Ngô Xá. Hiện toàn xã có khoảng 300 hộ làm nghề với hơn 570 lao động.

Đan lát là nghề “cha truyền con nối” trên đất Ngô Xá. Hiện toàn xã có khoảng 300 hộ làm nghề với hơn 570 lao động.

Với nghề đan lát, khâu chọn nguyên liệu đặc biệt quan trọng. Tre được chọn để đan lát là loại tre già, có thân to, dày, cứng.

Với nghề đan lát, khâu chọn nguyên liệu đặc biệt quan trọng. Tre được chọn để đan lát là loại tre già, có thân to, dày, cứng.

.

.

Dù không nặng nhọc, song nghề đan lát đòi hỏi người làm phải thật sự khéo léo, tỉ mỉ.

Dù không nặng nhọc, song nghề đan lát đòi hỏi người làm phải thật sự khéo léo, tỉ mỉ.

.

.

Từ những nan tre mộc mạc, người thợ đan lát có thể làm ra vô số sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày như rổ, rá, nong, nia, dần, sàng, thúng, mủng...

Sản phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi giao bán.

Sản phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi giao bán.

Đa số những người trong làng còn duy trì nghề đan lát truyền thống là người già và phụ nữ, do giá trị mang lại không cao. Trung bình ngày công chỉ đạt 50- 70 nghìn đồng. Với mong muốn phát huy tinh hoa của cha ông, các thế hệ người dân Ngô Xá vẫn đang từng ngày nỗ lực gìn giữ, trao truyền nghề đan lát truyền thống trong lớp trẻ.

.

.

.

.

Bích Ngọc

Nguồn Phú Thọ: https://baophutho.vn/kinh-te/giu-nghe-truyen-thong/208485.htm