Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và nhiều lợi ích khác khi ăn chế độ thuần thực vật

Ăn chế độ thuần thực vật không chỉ đem lại lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính mà còn nhiều lợi ích khác.

Dưới đây là những lợi ích của chế độ ăn thuần thực vật.

Rau xanh giàu dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe

Ăn chế độ thuần thực vật không chỉ đem lại lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính mà còn nhiều lợi ích khác. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Việc áp dụng ăn chế độ thuần thực vật, đặc biệt là rau xanh là sự phong phú của các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Bao gồm các loại rau xanh như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh và củ cải Thụy Sĩ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Những loại rau lá xanh này được biết là có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và góp phần tối ưu hóa chức năng tim mạch.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn chế độ thuần thực vật có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư và tăng huyết áp. Bởi vì nó có độ calo thấp hơn và nhiều chất xơ hơn, có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giúp giảm nguy cơ béo phì.

Protein từ thực vật tốt cho tim và sức khỏe tổng thể

Ăn chế độ thuần thực vật là kết hợp nhiều protein từ thực vật hơn vào chế độ ăn uống của bạn. Protein từ thực vật không chỉ hỗ trợ sức khỏe cơ bắp mà còn có xu hướng chứa ít chất béo bão hòa hơn, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.

Những lợi ích khác của ăn chế độ thuần thực vật

Tính bền vững về môi trường

Ngoài lợi ích sức khỏe cá nhân, việc áp dụng ăn chế độ thuần thực vật còn có tác động tích cực đến môi trường. Chăn nuôi là một nguồn đóng góp lớn vào phát thải khí nhà kính, đòi hỏi một lượng lớn đất đai, nước và nguồn thực phẩm.

Việc chuyển sang ăn chế độ thuần thực vật làm giảm nhu cầu về nông nghiệp chăn nuôi, dẫn đến giảm nạn phá rừng, ô nhiễm nguồn nước và lượng khí thải carbon.

Nguồn cung ứng bền vững

Chọn thực phẩm được sản xuất bằng các phương pháp bền vững với môi trường, chẳng hạn như canh tác hữu cơ, nông học sinh thái và nuôi trồng thủy sản. Điều này có thể liên quan đến việc hỗ trợ nông dân địa phương, lựa chọn các sản phẩm có chứng nhận như USDA Organic và tìm kiếm các loại thực phẩm được trồng hoặc nuôi dưỡng theo cách giảm thiểu tác hại đến môi trường.

Giảm lượng khí thải carbon

Chọn sản phẩm theo mùa và có nguồn gốc địa phương là một cách khác để làm cho chế độ ăn uống của bạn thân thiện với môi trường hơn. Bằng cách lựa chọn trái cây và rau quả được trồng tại địa phương, bạn hỗ trợ nền nông nghiệp trong khu vực và giúp giảm lượng khí thải carbon liên quan đến vận chuyển thực phẩm.

Giảm thiểu lãng phí thực phẩm

Ăn chế độ thuần thực vật cũng liên quan đến việc chất thải thực phẩm. Lên kế hoạch cho bữa ăn của bạn, sử dụng thức ăn thừa một cách sáng tạo và ủ rác hữu cơ để giảm thiểu tác động đến môi trường của thức ăn bỏ đi. Cuối cùng là mang lại lợi ích cho môi trường.

Bảo tồn nước

Việc sản xuất thực phẩm từ động vật thường cần nhiều nước hơn so với các sản phẩm từ thực vật. Áp dụng ăn chế độ thuần thực vật, nhiều trái cây, rau và ngũ cốc có thể góp phần bảo tồn nước.

Bảo tồn đa dạng sinh học

Ưu tiên thực phẩm được sản xuất theo cách thúc đẩy đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng các hóa chất và thuốc trừ sâu độc hại có thể tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.

PHƯƠNG LÊ

Theo Hindustantimes

Nguồn PLO: https://plo.vn/giam-nguy-co-mac-benh-tim-va-nhieu-loi-ich-khac-khi-an-che-do-thuan-thuc-vat-post777859.html