Giải phóng 3 tư duy mắc kẹt về tài chính cho giáo viên

'Làm giáo viên thì bao giờ mới giàu được?' là tư duy của đa số người khi nghĩ về nghề giáo, thậm chí, nhiều người học sư phạm ra trường làm trái ngành vì nghĩ rằng lương không đủ chi trả cho cuộc sống. Liệu đây có phải nhận định đúng?

Hạnh phúc, tận tụy, tri thức là những mỹ từ thường được dùng để chỉ nhà giáo, nghề giáo cũng được xem là nghề cao quý nhất trong vô số các nghề. Cao quý là vậy, nhưng vẫn có không ít định kiến về việc giáo viên là phải “nghèo", là nhàm chán, là nếu muốn theo đuổi một nghề khác thì lại bị cho là vì tiền. Chính những tư duy mắc kẹt đó khiến không ít thế hệ trẻ ngần ngại khi nộp nguyện vọng vào các trường sư phạm, bởi nếu học khối trường về kinh tế, sau khi ra trường sẽ có thu nhập ổn định hơn. Nhưng đó là những quan điểm sai lầm.

Nắm bắt được tâm lý đó, với mong muốn nhận định đúng về năng lực và giải pháp giúp giáo viên thoát khỏi những định kiến vốn có về nghề giáo, ngay lập tức nhóm nhà đào tạo thực chứng của Viện Khoa Học Công Nghệ Giáo Dục bao gồm: Trần Thị Thanh Hảo, Trần Thị Thọ, Vũ Thị Quỳnh Trang đã tổ chức một talkshow “Giải phóng 3 tư duy tài chính mắc kẹt của giáo viên" cùng sự dẫn dắt của Tiến sĩ danh dự Bùi Thu Hiền - Viện trưởng Viện Khoa Học Công Nghệ Giáo Dục đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo. Buổi talkshow đã chia sẻ những bí mật để giúp giải phóng tư duy bị mắc kẹt của giáo viên, từ đó giúp họ thu hút được tài chính và theo đuổi sự hạnh phúc khi theo đuổi nghề giáo.

Mục tiêu tài chính là một trong số 5 mục tiêu lớn của cuộc đời, một người làm giáo viên cũng cần theo đuổi mục tiêu đó. Tuy nhiên, có 3 nỗi sợ thường trực ngăn trở mục tiêu đó thành hiện thực của đa số các nhà giáo:

- Sợ không có đủ nguồn lực (tiền, không đủ giỏi, không đủ mối quan hệ)

- Sợ không quản lý được tài chính một cách hiệu quả, phá vỡ quy tắc tài chính

- Sợ phải trả giá một điều gì đó trong cuộc sống (sức khỏe, thời gian,...)

Vậy nguyên nhân chính dẫn đến những nỗi sợ đó là gì?

- Không biết về quản lý tài chính nhân hoặc quản lý tài chính cá nhân không hiệu quả

- Do mô thức sai lầm: để giàu có, thịnh vượng thì bắt buộc phải đánh đổi 1 điều gì đó.

- Do mô thức sai lầm: sợ bị thiếu thốn, sợ các nguồn lực tài chính chỉ có hạn.

Theo thống kê năm 2022 của tạp chí Forbes, Warren Buffett hiện có tài sản: 98,2 tỷ USD, số tiền đã cho đi từ năm 2006 - 2010 là 41 tỷ USD. Vậy nhận thấy một điều rất thực tế là những người thành công, có khối tài sản khổng lồ thường luôn mong muốn đem giá trị và trao đi thật nhiều cho cộng đồng.

Để thay đổi được tư duy, thu hút tiền bạc và đạt được sự thịnh vượng trong tương lai, mỗi cá nhân cần học cách quản lý tài chính cá nhân bằng cách lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp, ví dụ phương pháp 50/30/20: 50% chi phí thiết yếu, 20% cho mục tiêu tài chính, 30% chi tiêu cá nhân. Và quan trọng nhất, chính là thay đổi mô thức nhận thức cũ bằng mô thức mới nhờ sự gieo hạt hào phóng.

Là giáo viên, đây là cơ hội để gieo hạt nhiều hơn bất cứ ai, bởi vì 1 hành động làm ra, cùng lúc có thể gieo cho rất nhiều người. Gieo tri thức, gieo trí tuệ, gieo tình yêu thương của mình đến với học trò, với cộng đồng. Hào phóng sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ, hay cho đi của người khác. Và cần làm sự hào phóng trở thành thói quen, thành lối sống của mình. Điều quan trọng là phải nhận thức được mình đang có những mô thức sai lầm đó, đối diện và sẵn sàng thay đổi để đạt được điều mình mong muốn, phải hành động mới có kết quả.

Trước khi đến với khóa học Nhà Đào Tạo Thực Chứng, các thành viên cũng từng có những nỗi sợ vô hình về tài chính với nghề giáo, chính điều đó làm rào cản và gây tắc nghẽn tài chính trong một khoảng thời gian. Ngay sau khi được khai tuệ bởi Tiến sĩ danh dự Bùi Thu Hiền kết hợp với hệ thống trí tuệ cổ xưa của nhân loại, các thành viên đều đã vượt qua nỗi sợ, thực hành theo phương pháp gieo hạt hào phóng, hai chị hiện tại đều là quản lý, điều hành doanh nghiệp, trường học.

Khóa học Nhà Đào Tạo Thực Chứng không chỉ là lộ trình bài bản, khoa học để kiến tạo nên một nhà đào tạo mà còn là nơi giúp bạn khơi thông những tư duy còn mắc kẹt về công việc, cuộc sống và còn giúp chữa lành những vấn đề gốc rễ, giúp mỗi người đều đạt được sự thành công, hạnh phúc trong tương lai, bởi giáo viên hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới. Bên cạnh đó, Viện Khoa Học Công Nghệ Giáo Dục còn là đơn vị được cấp chứng chỉ Kỹ năng sống chính thống cho các nhà đào tạo sau quá trình học tập và rèn luyện trong vòng 3 tháng khi tham gia khóa học.

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/giai-phong-3-tu-duy-mac-ket-ve-tai-chinh-cho-giao-vien-a614493.html