Giải pháp 'cứu' vốn cho doanh nghiệp sản xuất

Ngày 6/9 vừa qua, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Cơ sở Hà Nội), Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp thành phố Hà Nội (SCE) - Trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, phối hợp cùng công ty TNHH 1C Việt Nam và Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) đã tổ chức hội thảo: 'Tối ưu vận hành - Giảm thiểu chi phí - Ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp sản xuất'…

Sự kiện diễn ra tại Hà Nội vừa qua.

Sự kiện diễn ra tại Hà Nội vừa qua.

Có thể thấy, khó khăn phổ biến nhất của doanh nghiệp sản xuất năm 2023 là thiếu hụt dòng tiền, doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay. Khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp Tp.HCM (HUBA) cho thấy có 17,6% bị ảnh hưởng do giá nguyên liệu đầu vào tăng; 17,6% doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh… Nhiều doanh nghiệp đối diện áp lực trả nợ lớn nên phải chuyển nhượng, bán cổ phần với mức giá thấp, thậm chí phải bán cho các đối tác nước ngoài.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp vấn đề khó tiếp cận vốn, bởi nguồn vốn thấp, ít có tài sản thế chấp, không lập được phương án sản xuất, kinh doanh có đủ sức thuyết phục… Dù đã hết tháng đầu tiên của quý 3/2023, nhưng ghi nhận số lượng đơn hàng đặt mới tại nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, nhiều công ty thiếu vốn để quay vòng sản xuất và mua nguyên liệu dự trữ phục vụ cho dịp sản xuất nửa cuối năm khi thị trường phục hồi.

Doanh nghiệp sản xuất nên làm gì thời điểm này?

Hiện nay với giá thành nguyên liệu đầu vào không hề rẻ và phải nhập số lượng lớn, doanh nghiệp muốn tiết kiệm nguồn vốn đồng thời phải duy trì được dây chuyền sản xuất hiệu quả. Doanh nghiệp buộc phải có “bài toán” nguyên liệu đầu vào hợp lý, việc kiểm soát và đo đếm chính xác phần này là bước đầu tiên quyết định vấn đề tối ưu chi phí trong vốn vận hành doanh nghiệp.

Ngày 6/9 vừa qua, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Cơ sở Hà Nội), Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp thành phố Hà Nội (SCE) - Trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, phối hợp cùng công ty TNHH 1C Việt Nam và Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) đã tổ chức hội thảo: “Tối ưu vận hành - Giảm thiểu chi phí - Ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp sản xuất”, hướng tới những giải pháp thiết thực cho doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp SME, nhờ chuyển đổi số nhằm tối ưu chi phí, ổn định nguồn vốn trong quá trình vận hành sản phẩm.

Tại sự kiện, các lãnh đạo doanh nghiệp cũng đã được học hỏi thêm những bài học - bước đi thành công trong ứng dụng chuyển đổi số ngành sản xuất.

Trong nhiều năm vừa qua, 1C Việt Nam đã không ngừng đồng hành cùng các doanh nghiệp, giúp họ giải bài toán chi phí và tối ưu vận hành, đặc biệt là giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể 1C:Company Management đã giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp sản xuất.

Quá trình chuyển đổi số của tập đoàn TONMAT.

Quá trình chuyển đổi số của tập đoàn TONMAT.

Phần mềm ứng dụng định mức nguyên vật liệu (B.O.M động) để tự động định lượng, dự toán chính xác nguyên liệu đầu vào khi sản xuất, có thể liệt kê một cách chính xác các thành phần để tạo một sản phẩm mới, thậm chí phân chia các thành phần theo kích thước, màu sắc, cấu hình… B.O.M tự động lên danh sách để nhà sản xuất có thể nắm rõ số lượng, khối lượng nguyên vật liệu cần đầu tư khi sản xuất sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp không phung phí nguồn vốn vận hành đồng thời có phương án phù hợp trong kinh doanh.

Ngoài ra, giải pháp phần mềm 1C:Company Management tăng cường khả năng vận hành liên phòng ban nhờ kết nối tất cả bộ phận trong doanh nghiệp như: Bán hàng - Mua hàng - Sản xuất - Kho - Tài chính - Nhân sự tiền lương - CRM trên hệ thống phần mềm duy nhất. Tránh tình trạng sai sót trong quy trình sản xuất, có thể duy trì khả năng làm việc trơn tru giữa các bộ phận, nâng hiệu suất làm việc lên tới 60%.

Nhờ tính năng phần quyền và lưu trữ trên cùng một dữ liệu, việc quản lý, theo dõi trở nên dễ dàng hơn khi chỉ cần truy cập phần mềm là có thể xem được các thông tin. Việc ứng dụng giải pháp công nghệ vào quá trình quản trị và vận hành sản xuất sẽ giúp đội ngũ nhân sự tại công ty nâng cao được chuyên môn, đa nhiệm hơn nhờ kịp thời nắm bắt công nghệ thông tin, có thể tham gia vào quá trình sản xuất một cách hiệu quả.

Tất cả các tính năng trên phần mềm 1C:Company Management đều có thể tùy chỉnh theo yêu cầu đặc thù của từng tổ chức, doanh nghiệp vì được phát triển trên nền tảng Low-code. Đây cũng là một ưu điểm để tiết kiệm chi phí công nghệ thông tin cho doanh nghiệp cũng như đáp ứng được đặc thù riêng của ngành sản xuất.

Trong những năm qua, 1C Việt Nam không ngừng nghiên cứu và cải tiến các phần mềm hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề của họ. Công ty đã đạt nhiều giải thưởng lớn như: Top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu nhận danh hiệu Rồng Vàng 2022-2023; Nhà cung cấp giải pháp phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp của AED; …

* Thông tin liên hệ: https://1c.com.vn/vn

Lan Anh

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/giai-phap-cuu-von-cho-doanh-nghiep-san-xuat.htm