Giải mã loạt hình ảnh gây hoang mang: Không hề chỉnh sửa như mọi người nghĩ!

Một hình ảnh giành giải thưởng đã trở nên cực kỳ nổi tiếng vì nó không hề được chỉnh sửa chút nào, nhưng ai cũng nghĩ rằng nó đã được chỉnh, hoặc nếu không được chỉnh thì tại sao nó lại trông như vậy? Có người nói họ đã nhìn vào ảnh suốt 30 phút mà vẫn không thể hiểu được. Nhưng cuối cùng thì lời giải đã được đưa ra. Và hóa ra, cũng từng có những tác giả khác chụp được ảnh tự nhiên mà trông như chỉnh sửa.

Trong thời đại kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo, ngay cả những hình ảnh trông rất thật cũng có thể là ảnh giả hoặc đã được chỉnh sửa rất nhiều. Thế nhưng có một hình ảnh mà ai cũng tưởng là ảnh giả hoặc được chỉnh sửa, thì hóa ra lại là ảnh hoàn toàn thật.

Đây là ảnh của tác giả Kenichi Ohno ở Saitama (Nhật Bản). Trong ảnh là một con chim diệc đang bước ở vùng nước nông gần bờ sông. Ảnh đã được gửi tham dự cuộc thi Ảnh Thiên nhiên Nhật Bản lần thứ 39, được tổ chức bởi Liên đoàn Các hiệp hội Nhiếp ảnh toàn Nhật Bản (AJAPS). Tác phẩm này được đặt tên là Gap (Khoảng trống/ Khoảng ngắt/ Kẽ hở).

Tác phẩm "Gap" - hoàn toàn không qua chỉnh sửa. Ảnh: Kenichi Ohno.

Tác phẩm "Gap" - hoàn toàn không qua chỉnh sửa. Ảnh: Kenichi Ohno.

Mới nhìn, ai cũng nghĩ đây là ảnh được tạo ra trên máy tính, hoặc ảnh qua chỉnh sửa, ít nhất là sửa màu sắc, vì con diệc như đang bước giữa hai cảnh nền khác nhau - một màu xanh, một màu cam, được chia cách bởi một đường thẳng rất rõ nét ở giữa.

Rất nhiều người đã bình luận bên dưới hình ảnh này, một số không thể tin rằng đây là ảnh thật hoàn toàn, một số khác lại kêu đau cả đầu vì không thể hiểu được điều gì khiến hình ảnh trông lạ như vậy.

Nhưng cuối cùng thì cũng có người đưa ra lời giải thích, rằng đây là một hình ảnh được chụp đúng thời điểm với ánh sáng tự nhiên khiến cho một bức tường (có lẽ là một trụ cầu lớn) đổ bóng xuống mặt nước. Bóng của bức tường khiến một vùng nước có sắc màu cam, tạo ra sự tương phản với mặt nước màu xanh tự nhiên. Vừa khéo lại có con diệc bước đi ở đường "ranh giới" khiến hình ảnh trở nên hết sức độc đáo.

Vùng màu cam phía trên bên phải là bức tường (trụ cầu được dựng thẳng xuống sông, vuông góc với mặt nước). Vùng phía dưới bên phải là cái bóng của trụ cầu trên mặt nước. Nửa bên trái của ảnh là vùng nước không có cái bóng nào cả. Ảnh: Aydar Akhatov.

Vùng màu cam phía trên bên phải là bức tường (trụ cầu được dựng thẳng xuống sông, vuông góc với mặt nước). Vùng phía dưới bên phải là cái bóng của trụ cầu trên mặt nước. Nửa bên trái của ảnh là vùng nước không có cái bóng nào cả. Ảnh: Aydar Akhatov.

Ban giám khảo của AJAPS đã chọn đây là một trong những hình ảnh đẹp nhất trong tổng số 5.600 ảnh dự thi. Họ gọi Gap là “một hình ảnh lạ với tác động mạnh”.

Hình ảnh lớn hơn mà không có con diệc để các bạn hình dung dễ hơn. Ảnh: Facebook.

Hình ảnh lớn hơn mà không có con diệc để các bạn hình dung dễ hơn. Ảnh: Facebook.

Ban giám khảo cũng nói: “Thật thú vị là chúng ta không thể hiểu ngay được hình ảnh này. Tác giả chụp được như vậy trong điều kiện trời hoàn toàn không có gió. Việc này cho chúng ta thấy rằng một sự khác biệt nhỏ nhất vẫn có thể tạo nên sự khác biệt lớn đến thế nào”.

Ngoài ra, một số tác giả khác cũng từng tận dụng ánh sáng tự nhiên và thời điểm để tạo ra những hình ảnh "2 hoặc 4 trong 1", trông rất "ảo" nhưng là thật. Bạn hãy thử thách bản thân bằng cách nhìn ảnh xem có hiểu cách chụp không đã rồi hãy xem những ảnh giải thích nhé:

Ảnh chụp tại Hy Lạp của tác giả Lorenzo Longato.

Ảnh chụp tại Hy Lạp của tác giả Lorenzo Longato.

Có thể hiểu ảnh chụp tại Hy Lạp rõ hơn qua ảnh này. Ảnh: Sara Giovannetti.

Có thể hiểu ảnh chụp tại Hy Lạp rõ hơn qua ảnh này. Ảnh: Sara Giovannetti.

Ảnh chụp ở ĐH Michigan ở Mỹ. Ảnh: Gulo_gulo_/ Reddit.

Ảnh chụp ở ĐH Michigan ở Mỹ. Ảnh: Gulo_gulo_/ Reddit.

Đây là ảnh dễ hiểu hơn: ĐH Michigan vào buổi tối. Ảnh: Indepest.

Đây là ảnh dễ hiểu hơn: ĐH Michigan vào buổi tối. Ảnh: Indepest.

Tác phẩm "Bắc/ Nam" hoặc "Các sắc thái màu xanh" chụp tảng băng của nhiếp ảnh gia David Burdeny người Canada.

Tác phẩm "Bắc/ Nam" hoặc "Các sắc thái màu xanh" chụp tảng băng của nhiếp ảnh gia David Burdeny người Canada.

Thục Hân

Theo nhiều nguồn tin

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/giai-ma-loat-hinh-anh-gay-hoang-mang-khong-he-chinh-sua-nhu-moi-nguoi-nghi-post1531147.tpo