Giải mã 3 trận hải chiến chấn động nhất lịch sử nhân loại

Trong suốt chiều dài lịch sử, một số trận hải chiến diễn ra vô cùng cam go, ác liệt. Những cuộc chiến trên biển này đã góp phần thay đổi tình hình các bên tham chiến cũng như thế giới.

Trận Jutland được các chuyên gia nhận định là trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Đây là cuộc chiến trên biển giữa hải quân Anh và Đức diễn ra từ ngày 31/5 - 1/6/1916 ngoài khơi Biển Bắc của Bán đảo Jutland của Đan Mạch.

Tham gia trận hải chiến này, hạm đội Anh huy động 151 tàu, trong đó có 28 thiết giáp hạm và 9 tuần dương hạm. Ở bên kia chiến tuyến, Đức huy động 99 tàu, gồm 16 thiết giáp hạm và 5 tuần dương hạm. Khoảng 100.000 thủy thủ ở cả 2 bên tham chiến.

Sau 2 ngày giao chiến cam go, ác liệt trên biển, Đức tuyên bố giành thắng lợi chiến thuật. Đức đã tiêu diệt 14 tàu chiến các loại cùng 6.784 thủy thủ đoàn của phía Anh. Trong khi đó, hải quân Anh tiêu diệt được 11 tàu chiến các loại và 3.039 thủy thủ đoàn của Đức.

Trận Trafalgar là một trận hải chiến nổi tiếng lịch sử diễn ra vào ngày 21/10/1805. Đây là cuộc chiến trên biển cam go, ác liệt giữa Hải quân Hoàng gia Anh với liên quân Pháp - Tây Ban Nha.

Theo các ghi chép, vào ngày hôm ấy, 27 chiến hạm của Anh dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Horatio Nelson đã có cuộc giao tranh nảy lửa với 33 chiến hạm của liên quân Pháp - Tây Ban Nha đang dàn trận phòng ngự quanh mũi Trafalgar (nằm ở phía Tây Bắc eo biển Gilbraltar nối liền Địa Trung Hải và Đại Tây Dương).

Kết thúc trận chiến trên biển đầy cam go, hải quân Anh giành chiến thắng. Tuy nhiên, phía Anh có tổn thất to lớn là Phó Đô đốc Lord Nelson bị kẻ địch bắn chết ngay trước khi trận hải chiến kết thúc.

Trận Biển San hô (Battle of the Coral Sea) là trận hải chiến đầu tiên mà các bên tham chiến sử dụng tàu sân bay. Diễn ra từ ngày 4 - 8/5/1942 ở Thái Bình Dương, đây là cuộc đối đầu căng thẳng giữa Hải quân Nhật Bản với Hải quân, Không quân của Mỹ và Australia.

Dù lực lượng Mỹ và Australia dốc sức ngăn chặn hạm đội Nhật Bản nhưng vẫn không thể ngăn nước này chiếm đóng thành công đảo Tulagi.

Trên đà chiến thắng, Nhật Bản sau đó chiếm được toàn bộ Quần đảo Solomon nhằm mở rộng ảnh hưởng. Dù thắng trận nhưng Nhật Bản hứng chịu tổn thất khá lớn bao gồm: 1 tàu sân bay cỡ lớn, 1 khu trục hạm, 1 tàu chở dầu, 69 máy bay chiến đấu và hơn 650 người chết.

Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-3-tran-hai-chien-chan-dong-nhat-lich-su-nhan-loai-1912383.html