Gia Lai: Cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh đối với ông Hồ Văn Điềm

Tại kỳ họp thứ 15, khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh Gia Lai đã xem xét đề xuất và thông qua tờ trình cho ông Hồ Văn Điềm thôi nhiệm vụ đại biểu theo nguyện vọng cá nhân.

Theo kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh có phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất 47/48 phiếu. Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có 41 phiếu tín nhiệm cao.

Người có phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất trong đợt lấy phiếu tín nhiệm này là 9 phiếu tín nhiệm thấp.

Tại kỳ họp, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau, cho biết việc lấy phiếu tín nhiệm đã được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, thủ tục. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã phản ánh đầy đủ, đánh giá thực chất kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm.

Năm 2023, mặc dù tình hình trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn, song TP Hải Phòng tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao: Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 102.614 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 42.500 tỷ đồng, bằng gần 136% dự toán Trung ương giao; Thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI ước đạt 3,5 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra.

Thành phố đã vận động hiệu quả các tổ chức quốc tế để UNESCO công nhận Quần đảo Cát Bà - Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới; Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường tiếp tục được quan tâm, an sinh xã hội được bảo đảm. Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Kinh tế tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đạt tăng trưởng cao và ổn định, theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh tại kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh khóa XIV khai mạc vào sáng nay (6/12). GRDP năm 2023 của tỉnh ước đạt 11,03%, gấp đôi bình quân chung cả nước, trong đó khu vực Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ đều tăng xấp xỉ 12%. Khách du lịch tới Quảng Ninh đạt 15,5 triệu lượt, doanh thu tăng gần 50%.

Sáng nay (6/12), HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X khai mạc kỳ họp thứ 10. Dự kiến thực hiện phát triển kinh tế- xã hội năm 2023, Tây Ninh có 13/20 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, GRDP ước tăng 5,5% và có xu hướng phục hồi, thu ngân sách ước đạt 11.000 tỷ đồng- đạt 100% dự toán được giao, du lịch đón 5,1 triệu lượt khách với tổng doanh thu 2.000 tỷ đồng (kế hoạch là 1.800 tỷ đồng)...

Kỳ họp nhằm đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023, quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách năm 2024; xem xét kết quả giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri; xem xét, cho ý kiến các Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; phân bổ dự toán ngân sách, phê duyệt kế hoạch đầu tư công năm 2024; thông qua Chương trình phát triển đô thị thành phố Trà Vinh (mở rộng) đến năm 2030... Đồng thời, tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Diễn ra trong thời gian 3 ngày, từ hôm nay đến ngày 8/12, Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Kon Tum xem xét 63 nội dung, trong đó có 37 báo cáo và 26 tờ trình.

Toàn cảnh kỳ họp. (ảnh: Nguyễn Thảo)

Toàn cảnh kỳ họp. (ảnh: Nguyễn Thảo)

Theo đánh giá tại kỳ họp, năm 2023, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tỉnh Gia Lai vẫn duy trì được sự ổn định. Nhiều ngành khôi phục và tăng trưởng hơn so với cùng kỳ; 14/21 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Lĩnh vực văn hóa-xã hội có nhiều khởi sắc; thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách cho các đối tượng thụ hưởng. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững ổn định.

Dự kiến trong 3 ngày diễn ra kỳ họp, từ 6/12 đến 8/12, HĐND tỉnh Gia Lai sẽ xem xét các báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và phương hướng năm 2024 của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh và tình hình thực hiện hoạt động tư pháp, công tác xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh; kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri. Đặc biệt, kỳ họp sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức danh được HĐND tỉnh bầu; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn theo quy định.

Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Y Thanh Hà Niê Kdăm - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội mong muốn HĐND tỉnh Gia Lai tiếp tục kiên trì, quyết liệt trong triển khai hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội; tháo gỡ điểm nghẽn thực hiện tốt nhiệm vụ; tập trung thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; chỉ đạo quyết liệt công tác giải ngân đầu tư công; đổi mới phương thức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; phòng chống tham nhũng; Đồng thời, mong muốn các đại biểu thể hiện trách nhiệm trong đánh giá tín nhiệm các chức danh do HĐND tỉnh bầu, thể hiện trách nhiệm với Nhân dân và cử tri.

Ông Y Thanh Hà Niê Kdăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu. (ảnh: Nguyễn Thảo)

Ông Y Thanh Hà Niê Kdăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu. (ảnh: Nguyễn Thảo)

“Tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ lấy phiếu tín nhiệm các chức danh. Sự kiện này là dịp để các đồng chí được lấy phiếu đánh giá lại mình qua nửa nhiệm kỳ, sự khẳng định các cam kết khi được bầu. Đồng thời cũng là dịp để các đại biểu HĐND xem xét, thể hiện trách nhiệm trước cử tri và nhân dân. Tôi tin tưởng rằng, với kết quả đạt được tại kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ khẳng định được vị trí, vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. đại diện xứng đáng cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân ở tỉnh Gia Lai" - ông Y Thanh Hà Niê Kdăm nói.

Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định có phiếu "tín nhiệm cao" nhiều nhất

Kỳ họp thứ 14, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định đã thông qua Nghị quyết kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 31 chức danh do Hội đồng Nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 bầu hoặc phê chuẩn.

Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định (người bỏ phiếu) có phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất.

Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định (người bỏ phiếu) có phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất.

Đối với khối Hội đồng Nhân dân tỉnh, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định có phiếu "tín nhiệm cao" nhiều nhất gồm: 51 phiếu “tín nhiệm cao” (chiếm 98,1%); 1 phiếu tín nhiệm (chiếm 1,9%) và không có phiếu tín nhiệm thấp.

Đối với khối UBND tỉnh, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định và ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định có phiếu “tín nhiệm cao” nhiều nhất gồm: 47 phiếu "tín nhiệm cao" (chiếm 90,4%); 5 phiếu “tín nhiệm” (chiếm 9,6%) và không có phiếu “tín nhiệm thấp”.

Quang cảnh kỳ họp thứ 14, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định.

Quang cảnh kỳ họp thứ 14, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định.

Ông Nguyễn Thái Bình, Giám đốc Sở Ngoại vụ có phiếu "tín nhiệm thấp" nhiều nhất trong đợt lấy phiếu tín nhiệm đợt này với 5 phiếu “tín nhiệm thấp” (chiếm 9,6%).

Theo ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định, kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ chính sách của cán bộ.

HĐND Nghệ An: Thảo luận nhiều nội dung được cử tri quan tâm

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, chiều nay (6/12) các đại biểu tiến hành thảo luận tại hội trường. Nhiều ý kiến quan tâm đến dự án chậm tiến độ, sử dụng đất nông lâm trường, chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Chỉ ra hàng loạt dự án chậm tiến độ trên địa bàn huyện Quế Phong và thành phố Vinh, đại biểu Mong Văn Tình và Trần Thị Khánh Linh nêu quan điểm: "Đến thời điểm hiện nay tất cả các dự án chưa được triển khai thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt. Trong đó có dự án quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ dự án trồng rừng do Công ty cổ phần đầu tư tài chính và bất động sản Việt đã quá thời hạn cho phép của Ubnd tỉnh cho phép là 24 tháng. Đề nghị Ubnd tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan rà soát lại tính khả thi của các quy hoạch trên".

"Về các dự án chưa triển khai xây dựng có Dự án bến xe Vĩnh cũ; Dự án nhà ở Hanico 30 Hà Nội ở Cty 482 cũ; về dự án chậm tiến độ có Khu thương mại, dịch vụ gắn với nhà ở trụ sở làm việc của công ty 492; khu văn phòng chung cư và nhà ở liền kề của công ty 465; khu nhà ở liền kề thuộc dự án tổ hợp trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở đô thị tại 215 Lê Lợi của Tổng công ty giao thông 4. Các dự án này thì ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan đô thị trên địa bàn Phương cũng như của toàn thành phố thì đề nghị các sở, ngành liên quan làm rõ về các dự án này."

Về vấn đề này, ông Phạm Hồng Quang, Giám đốc Sở KHĐT Nghệ An cho rằng, từ 2022 đến nay đã kiểm tra 823 lượt dự án, chấm dứt 163 dự án chậm tiến độ. Lũy kế đến nay đã thu hồi 267 dự án, 120 nghìn ha đất được thu hồi" "Bất kỳ các dự án nào chậm tiến độ trên địa bàn thì chúng tôi sẽ tổng hợp lại và chia thành 3 hình thức. Dự án nào mà đang trong quá trình chủ trương đầu tư, chưa giao đất, chưa triển khai xây dựng thì giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm trưởng đoàn để kiểm tra. Dự án nào đã giao đất thì giao Sở Tài nguyên và Môi trường; dự án nào mà đang triển khai xây dựng thì Sở Xây dựng làm Trưởng đoàn kiểm tra các dự án này. Quan điểm ấy là sẽ phối hợp rất chặt chẽ với chính quyền địa phương để xử lý đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật".

Liên quan đến vấn đề triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đại biểu Phan Thị Minh Lý đặt vấn đề về tính khả thi khi chưa có sự chuẩn bị tốt về đội ngũ giáo viên và trang thiết bị phục vụ việc dạy và học

Đại biểu Phan Thị Minh Lý cảm thấy rất lo ngại vì những khiếm khuyết như vậy trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới nó sẽ khiến cho một số các thế hệ học sinh của chúng ta không được đáp ứng đầy đủ về sự giáo dục. Theo chương trình giáo dục này thì nó phải là toàn diện cả về kỹ năng và phẩm chất. Vậy thì đề nghị làm rõ hơn về những giải pháp để kịp thời khắc phục những hạn chế đó

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo thừa nhận, về thực hiện chương trình mới theo đúng các trường sư phạm đào tạo giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của các môn học mới như: lịch sử, khoa học tự nhiên, âm nhạc, mỹ thuật, rồi kinh tế pháp luật... Ủy ban tỉnh đã cấp ngân sách 1 năm đến khoảng 25 tỷ để bồi dưỡng giáo viên trực tiếp đứng lớp qua phối hợp với các trường sư phạm. Cho nên có thể nói đội ngũ giáo viên của Nghệ An rất chắc tay khi triển khai chương trình mới.

Nhóm PV/VOV

Nguồn VOV: https://vov.vn/chinh-tri/gia-lai-cho-thoi-nhiem-vu-dai-bieu-hdnd-tinh-doi-voi-ong-ho-van-diem-post1063804.vov