Giá dầu giảm liên tiếp, OPEC+ sẽ có hành động nào hay không?

Mặc dù OPEC+ muốn thúc đẩy giá dầu bằng cách cắt giảm hạn ngạch sản lượng xuất khẩu, giá dầu đã rơi xuống dưới mức 70 USD/thùng. Trong khi đó, những lo ngại về tình hình bất ổn trong ngành ngân hàng Mỹ, cũng như về suy thoái kinh tế toàn cầu, đang đè nặng lên thị trường dầu thô.

Lần đầu tiên từ khi OPEC+ tự nguyện cắt giảm hạn ngạch, giá dầu thô lần đã giảm xuống dưới mức 70 USD/ thùng. Như vậy, tổ chức này đã không thể kéo giá dầu lên trong dài hạn.

Hiện nay, giá thùng dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 6 đã giảm đi còn 68,78 USD/thùng (-4,02%). Trước đó, giá WTI cũng đã giảm hơn 5%. Tương tự ở châu Âu, giá một thùng dầu Brent Biển Bắc giao vào tháng 7 đã giảm xuống còn 72,56 USD/thùng (-3,66%). Như vậy, tính đến lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/5, giá dầu Brent đã giảm gần 10%, còn WTI thì giảm 11,50%.

Như vậy, nhờ vào quyết định tự nguyện cắt giảm hạn ngạch sản lượng xuất khẩu của OPEC+, lợi nhuận thu được từ hoạt động bán 2 chuẩn dầu thô của thế giới đã mất đi rất nhiều. Trong khi đó, tính đến tháng 3, giá dầu đã giảm xuống còn gần 64 USD/thùng. Ông Craig Erlam - nhà phân tích tại sàn giao dịch ngoại hối Oanda, nhận định: Tình trạng giá trượt dài hiện nay có nguy cơ gây thất vọng cho OPEC+ “ngay sau” thông báo về “việc cắt giảm sản lượng”.

Tuy trước đây, những nước thành viên OPEC đều phủ nhận việc lấy giá dầu làm định hướng hoạt động, nhưng đối với nhà phân tích, “điều này không hoàn toàn đúng”. Theo nhiều nhà phân tích, OPEC công bố quyết định cắt giảm vào đầu tháng 4 (và đưa vào hiệu lực từ tháng 5 cho đến cuối năm 2023) là vì họ muốn giá sàn của một thùng dầu Brent phải là 80 USD/thùng.

Mặt khác, theo những hãng thông tấn của Nga, Ông Alexandre Novak - Phó Thủ tướng Nga phụ trách Năng lượng kiêm một trong những người đứng đầu OPEC+, đã tuyên bố: “Chúng tôi sẽ theo dõi thị trường. Chúng tôi sẽ theo dõi tình hình.” Khi đề cập về diễn biến giá dầu hiện nay, ông cho biết giá chỉ giảm trong “ngắn hạn”.

Ông Erlam dự đoán, hoặc là OPEC sẽ tính đến chuyện tổ chức một buổi họp khẩn cấp, hoặc là họ sẽ tiếp tục quan sát diễn biến.

Cũng theo nhà phân tích, quyết định can thiệp của OPEC+ chắc chắn sẽ làm phía các đầu tư nản chí, vì họ biết rằng OPEC+ sẽ lại can thiệp.

Nỗi lo dai dẳng về suy thoái

Ngay cả tình trạng Mỹ cạn kiệt tồn kho dầu thô thương mại cũng không thể phục hồi giá dầu. Thêm vào đó, là nỗi lo về tình trạng bất ổn của những ngân hàng ở địa phương của Mỹ, cũng như bóng ma suy thoái kinh tế đang bao trùm lên toàn cầu. Giới chức trách và nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng hy vọng rằng, việc JPMorgan tiếp quản lại ngân hàng First Republic sẽ tạm thời giúp chấm dứt tình trạng hỗn loạn trong giới tài chính. Dù vậy, những ngân hàng ở Phố Wall vẫn đang bị áp lực.

Nhà phân tích Stephen Brennock của PVM Energy cho biết: “Lần đầu tiên từ sự kiện khủng hoảng tài chính năm 2008, nỗi lo ngại về tương lai ngành ngân hàng của Mỹ lại xuất hiện trở lại. Cổ phiếu của nhiều ngân hàng đã bị liên lụy".

Cùng lúc này, thị trường cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng điểm lãi suất lên thêm 0,25% sau cuộc họp về chính sách tiền tệ nhằm chống lại lạm. Như vậy, chính sách thắt chặt tiền tệ của FED có thể sẽ là một yếu tố đè nặng lên nền kinh tế lớn nhất thế giới, thông qua việc tăng lãi suất cho vay đối với hộ gia đình và doanh nghiệp. Và điều này sẽ càng làm nổi bật nguy cơ suy thoái kinh tế. Từ đó, nhu cầu dầu mỏ lại sụt giảm. Ông Jameel Ahmad - nhà phân tích tại trang dịch vụ CompareBroker.io, cho biết: “Nếu có loại tài sản toàn cầu được cho là đặc biệt nhạy cảm với vấn đề suy thoái kinh tế, thì đó chính là dầu mỏ”.

Ngọc Duyên

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/gia-dau-giam-lien-tiep-opec-se-co-hanh-dong-nao-hay-khong-684224.html