Giá cà phê hôm nay 21/6: Triển vọng nguồn cầu dần tươi sáng; Vụ cà phê Việt mới có hy vọng

Thời gian tới, việc tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội tại các thị trường tiêu thụ lớn ở châu Âu, châu Mỹ kỳ vọng hỗ trợ giá cà phê tăng, trong khi lượng xuất khẩu từ hai nhà sản xuất hàng đầu Brazil và Việt Nam có phần chậm lại.

Giá cà phê trong nước hôm nay 21/6 tăng cầm chừng 100 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm. (Nguồn: Cadillaccoffee)

Giá cà phê trong nước hôm nay 21/6 tăng cầm chừng 100 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm. (Nguồn: Cadillaccoffee)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 21/6

Giá cà phê hồi phục trở lại vào cuối tuần trước có yếu tố "đóng góp" từ việc chốt hợp đồng quyền chọn cho kỳ hạn tháng 7, với các mức tăng đáng kể và khối lượng giao dịch tăng khá tốt. Giá cà phê trong nước tuần qua cũng có xu hướng đi lên, ghi nhận mức tăng từ 200 đồng/kg đến 300 đồng/kg.

Chốt phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước, giá cà phê giao dịch trên cả hai sàn đều bật xanh. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London bật tăng. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7, tăng 15 USD (0,96%) lên 1.584 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 18 USD (1,13%), lên 1.616 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trên trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York điều chỉnh tăng nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 tăng 0,35 Cent (0,23%), chưa vượt trên được ngưỡng 150 lên 149,9 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 0,35 Cent (0,23%), lên 151,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 21/6 tăng cầm chừng 100 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm. Tỉnh/huyện Giá thu mua LÂM ĐỒNG — Bảo Lộc ROBUSTA 33.700 (VNĐ/Kg) — Di Linh ROBUSTA 33.600 — Lâm Hà ROBUSTA 33.700 ĐẮK LẮK — Cư M'gar ROBUSTA 34.800 — Ea H'leo ROBUSTA 34.600 — Buôn Hồ ROBUSTA 34.600 GIA LAI — Pleiku ROBUSTA 34.500 — Ia Grai ROBUSTA 34.500 — Chư Prông ROBUSTA 34.400 ĐẮK NÔNG — Đắk R'lấp ROBUSTA 34.400 — Gia Nghĩa ROBUSTA 34.500 KON TUM — Đắk Hà ROBUSTA 34.400 HỒ CHÍ MINH — R1 35.900

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã nâng dự báo tiêu thụ cà phê thế giới lên mức 167,58 triệu bao trong niên vụ 2020-2021, tăng 1,9% so với 164,43 triệu bao của niên vụ cà phê 2019-2020. Đồng thời dự báo này đã được nâng lên đáng kể so với ước tính 166,3 triệu tấn, tăng 1,3% được ICO đưa ra vào tháng trước.

Cũng theo ICO, tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2020-2021 ước tính tăng 0,4% so với niên vụ trước lên 169,6 triệu bao với sản lượng cà phê arabica tăng 2,3% lên 99,24 triệu bao và sản lượng cà phê robusta dự kiến giảm 2,1% xuống 70,36 triệu bao.

Dự báo mới về sản lượng cà phê toàn cầu của ICO đã thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Như vậy, thặng dư cà phê thế giới trong niên vụ 2020-2021 dự kiến sẽ giảm xuống còn 2,02 triệu bao so với với 4,50 triệu bao trong niên vụ trước đó.

Xu hướng tăng vững chắc của giá cà phê qua 8 tháng đầu niên vụ 2020-2021 cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường từ mức giá thấp bắt đầu vào niên vụ cà phê 2017-2018, qua đó mang lại thu nhập cao hơn cho người trồng cà phê.

Trong tháng 5/2021, chỉ số giá cà phê ICO đạt trung bình 134,78 US Cent/pound, tăng 10,4% so với tháng trước và tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.

Ở thị trường Việt Nam, tháng 5/2021, giá cà phê robusta trong nước tăng theo giá thế giới. Ngày 28/5, giá cà phê robusta tăng từ 1,2-2,1% so với ngày 30/4.

Theo Bộ NN&PTNT, vùng cà phê Tây Nguyên ở Việt Nam đã bước vào mùa mưa năm nay, sẽ hỗ trợ tốt cho cây cà phê phát triển vụ mới với dự đoán sản lượng tăng nhẹ.

Việc tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội tại các thị trường tiêu thụ lớn ở châu Âu, châu Mỹ kỳ vọng hỗ trợ giá tăng, trong khi lượng xuất khẩu từ hai nhà sản xuất hàng đầu Brazil và Việt Nam có phần chậm lại.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam vụ tới (bắt đầu từ ngày 1/10/2021) sẽ tăng 6,31% so với vụ hiện tại, đạt 30,83 triệu bao (gồm 29,68 triệu bao robusta và 1,15 triệu bao arabica).

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-ca-phe-hom-nay-216-trien-vong-nguon-cau-dan-tuoi-sang-vu-ca-phe-viet-mo-i-co-hy-vong-148895.html